Soạn bài Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ: Trật tự – an ninh (tiếp) tuần 24 trang 59 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 bao gồm các nội dung: nhắc lại kiến thức về từ vựng chủ đề Trậ tự – an ninh, gợi ý làm bài tập SGK để từ đó các em học sinh có thể tự làm được các bài tập mở rộng thầy cô hỏi trên lớp hoặc bố mẹ ôn luyện cho ở nhà.
Bạn đang xem bài: Soạn bài Mở rộng vốn từ: Trật tự – an ninh (tiếp) tuần 24 trang 59
Nhắc lại kiến thức
1. Khái niệm Trật tự – An ninh
* Trật tự
– Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật là Trật tự
* An ninh
An ninh là từ ghép Hán Việt, an có nghĩa là yên, yên ổn, an bình.Ninh có nghĩa là yên lặng, bình lặng.
-> An ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội
2. Mở rộng vốn từ Trật tự – An ninh
– Một số từ liên quan tới Trật tự – An ninh
- Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh: công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán
- Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh: xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật
– Một số số điện thoại của đơn vị giữ gìn Trật tự – An ninh
- Số điện thoại của lực lượng công an thường trực chiến đấu: 113
- Số điện thoại của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy: 114
- Số điện thoại của đội thường trực cấp cứu y tế: 115
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (tr. 59 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh ?
a) Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
b) Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
c) Không có chiến tranh và thiên tai.
Trả lời:
– Chọn đáp án b) An ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội là đúng
Câu 2 (tr. 59 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Tìm những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh.
M: lực lượng an ninh, giữ vững an ninh
Trả lời:
– Các danh từ có thể kết hợp với từ “an ninh”: cơ quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh, an ninh xã hội, an ninh chính trị, giải pháp an ninh, học viện an ninh…
– Động từ kết hợp với an ninh: bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, giữ vững an ninh, củng cố an ninh, quấy rối an ninh, làm mất an ninh, thiết lập an ninh,…
Câu 3 (tr. 59 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Hãy xếp các từ ngữ sau đây vào nhóm thích hợp: công an, đồn biên phòng, toà án xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán.
a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh.
b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh.
Trả lời:
– Từ ngữ chỉ người, cơ quan thực hiện công việc bảo vệ trật tự an ninh: Công an, đồn biên phòng, toà án, cơ quan an ninh, thẩm phán.
– Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự an ninh: xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật.
Câu 4 (tr. 59 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.
a) Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin.
b) Nếu bị kẻ khác đe doạ, hành hung hoặc thấy cháy nhà hay bị tai nạn, em cần phải :
– Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114, 115 để báo tin.
– Kêu lớn để những người xung quanh biết.
– Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an.
c) Khi đi chơi, đi học, em cần:
– Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh.
– Không mang đồ trang sức hoặc vật đắt tiền.
d) Khi ở nhà một mình, em phải khoá cửa, không cho người lạ biết em chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà.
Theo GIA KlNH
Trả lời:
Các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên:
– Từ ngữ chỉ việc làm:
+ Nhớ số điện thoại của cha mẹ
+ Nhớ địa chỉ, số điện thoại của người thân
+ Gọi điện thoại 113 hoặc 114, 115, kêu lớn để người xung quanh biết
+ Chạy đến nhà người quen…
+ Đi theo nhóm, tránh nơi vắng vẻ, để ý xung quanh
+ Không mang đồ trang sức, đồ đắt tiền
+ Khoá cửa
+ Không cho người lạ biết em ở nhà một mình / không mở cửa cho người lạ.
– Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức:
Nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113 (công an thường trực chiến đấu), 114 (công an phòng cháy chữa cháy), 115 (đội thường trực cấp cứu y tế).
– Từ ngữ chỉ người giúp em bảo vệ an toàn cho mình: cha mẹ, ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè.
***
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự – an ninh trang 59 tuần 24, SGK Tiếng Việt 5 tập 2 đã được chia sẻ đầy đủ phía trên, hi vọng với những nội dung đó, các em học sinh sẽ chuẩn bị bài lên lớp thật tốt và nắm vứng kiến thức từ vựng về chủ đề Trật tự – an ninh.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn