Soạn bài Tập đọc: Trí dũng song toàn lớp 5 trang 25 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, tuần 21 đầy đủ thông tin: Hướng dẫn đọc, ghi nhớ nội dung bài Trí dũng song toàn lớp 5 và gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Soạn bài Tập đọc: Trí dũng song toàn lớp 5 trang 25 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em chuẩn bị bài Trí dũng song toàn thật tốt trước khi lên lớp và chủ động tiếp thu kiến thức bài trên lớp.
Bạn đang xem bài: Soạn bài Tập đọc Trí dũng song toàn lớp 5 trang 25
Hướng dẫn đọc bài
– Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn. Giọng đọc phải phù hợp với từng đoạn, khi rắn rỏi, hào hứng; lúc lại trầm lắng, tiếc thương.
– Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật: GiangVăn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông
– Từ khó
- Trí dũng song toàn: Vừa mưu trí vừa dũng cảm.
- Thám hoa: Người đỗ thứ ba (sau trạng nguyên, bảng nhãn) trong kì thi Đình được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa.
- Giang Văn Minh (1573 – 1638) : đại thần triều Lê.
- Liễn Thăng: tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn).
- Đồng trụ: tương truyền là cây cột đồng do Mã Viện, tướng nhà Hán, dựng ở biên giới sau khi đà áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.Kiến thức cần nhớ
Kiến thức cần nhớ
Nội dung, ý nghĩa bài Trí dũng song toàn
Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1.
Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng” ?
Trả lời
Để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng, sứ thần Giang Văn Minh vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua nhà Minh phán: không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Nghe vậy, Giang Văn Minh tâu luôn: “Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?”. Vua nhà Minh biết đã mắc mưu nên phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
Câu 2. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
Trả lời
Một đại thần nhà Minh ra vế đối: “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc” ngầm ngạo mạn nhắc lại chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng. Giang Văn Minh đã cứng cỏi đối lại ngay: “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang” nhằm nhắc lại việc quân cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.
Câu 3. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
Trả lời
Bởi vì ông Giang Văn Minh thật sự là người Việt Nam tài giỏi, mưu trí, dũng cảm. Ông đã làm cho vua Minh phải bãi bỏ lệnh “góp giỗ Liễu Thăng”, lại còn hiên ngang đối lại đại thần nhà Minh vốn rất ngạo mạn, tưởng là có thể đè bẹp ý chí ngoan cường của một sứ thần nước Nam. Quá xấu hổ và ghen ghét, nên vua nhà Minh đã sai người ám hại ông Giang Văn Minh.
Câu 4. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
Trả lời
Có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, Giang Văn Minh biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ bằng một vế đối ngắn gọn và súc tích, ông Giang Văn Minh đã đập lại thái độ ngạo mạn của nhà Minh để nhắc lại ba lần thảm bại của cả ba triều đại phong kiến phương Bắc trên sống Bạch Đằng của nước Việt anh hùng. Ông đã “xứng đáng là anh hùng thiên cổ”. Một con người vừa mưu trí, vừa dũng cảm như ông thì dù có chết đi rồi cũng vẫn như còn sống mãi.
***
Soạn bài Tập đọc Trí dũng song toàn lớp 5 trang 25 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 ở trên đã gần như đầy đủ các nội dung các em cần chuẩn bị trước khi tới lớp cho bài học này. Chúc các em có một buổi học Tập đọc lớp 5 bài Trí dũng song toàn thật lý thú, hấp dẫn.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn