Các tác phẩm truyện ngắn nói về chủ đề Tây Bắc thì tiêu biểu nhất là hai tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài và Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. Trong bài viết này, thuvienhoidap.net sẽ hướng dẫn các bạn cách làm phần mở bài người lái đò sông đà chi tiết nhất.
Những đoạn văn mẫu mở bài người lái đò sông đà mới nhất
Cách mở tùy bút bài người lái đò sông đà hay nhất
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa chuyên sáng tác các tác phẩm về tùy bút và truyện ngắn. Sông Đà là tập tùy bút hay và ấn tượng nhất của Nguyễn Tuân viết về cảnh và người Tây Bắc, là kết quả của chuyến đi công tác thực tế Tây Bắc vào năm 1958 của nhà văn. Ở Tây Bắc ông sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân làm đường và đồng bào các dân tộc ít người.
Bạn đang xem bài: Tổng hợp các đoạn mở bài người lái đò sông Đà hay nhất
Thực tiễn xây dựng đời sống mới của dân tộc vùng cao đã mang lại cho Nguyễn Tuân nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào và phong phú. Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời, thơ mộng. Trong bài Người lái đò sông Đà trích từ tập tùy bút sông Đà, nhà thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người Tây Bắc, nhất là những người lái đò trên con sông dữ dội và thơ mộng ấy.
Cách viết mở bài của người lái đò sông Đà đơn giản
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa, một nhà văn nổi tiếng trong cả hai giai đoạn sáng tác: trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn học phong phú với nhiều tác phẩm nổi bật như Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời ( 1939), Thiếu quê hương ( 1940), Tùy bút I, Tùy bút II ( 1943), Chùa đàn ( 1946), Đường vui ( 1949), Sông Đà (1960)…
Đặc biệt bài tùy bút người lái đò sông Đà rút trong tập Tùy bút sông Đà là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân trên bước đường đi tìm vẻ đẹp của cảnh và người Tây Bắc. Đặc biệt là miêu tả hình tượng ông lái đò sông Đà với tư cách là một người lao động đầy trí dũng và một người nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.
Mở bài tác phẩm người lái đò sông đà
Khát khao cống hiến cho nghệ thuật, khát khao đi tìm và thể hiện những cảm giác mạnh mẽ, dữ dội cộng với chất nghệ sĩ ưa sự phóng khoáng, tự do, đã thúc đẩy Nguyễn Tuân đến với sông Đà, và bằng nghệ thuật bậc thầy của ngôn từ , ông đã sáng tạo nên hình tượng con sông Đà – một kiệt tác của nghệ thuật văn xuôi.
Văn học Việt Nam có thêm hình tượng một dòng sông, người yêu văn chương có thêm tác phẩm để yêu dấu, trân trọng. Có lẽ hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà là một trong những hình tượng thể hiện rõ nét trong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Cách viết mở bài người lái đò sông đà học sinh giỏi
Người lái đò sông Đà là một đoạn trích trong tác phẩm Tùy bút sông Đà của Nguyễn Tuân. Đây là kết quả của chuyến đi thực tế của tác giả ở miền núi Tây Bắc năm 1958. Ông đã sống với công nhân cầu đường, thanh niên xung phong, bộ đội và đồng bào các dân tộc Tây Bắc từ Lai Châu đến Sơn La. Thực tiễn xây dựng lại bản làng sau năm 1954, phong cảnh, con người Tây Bắc đã đi vào trang sách với một nỗi vui sống bao trùm lên tất cả chen lẫn những cảnh tượng kỳ vĩ về đất nước và con người cũng như những xúc cảm trữ tình trước cái đẹp lạ lùng và hấp dẫn.
Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu nhất, lấy người lái đò làm nhân vật chủ thể về câu chuyện và con người sông Đà, nhưng thực chất là cảm nghĩ, nghe nhìn, quan sát, nghiền ngẫm và sáng tạo của Nguyễn Tuân. Thành thử mượn lời của ông lái đò già nhưng chính là tác giả miêu tả con sông từ nhiều góc độ khác nhau, bộc lộ tâm tư,tình cảm đối với con sông hùng vĩ này.
Bài mẫu phần mở bài tác phẩm người lái đò sông Đà
Tôi còn nhớ rõ Nguyễn Tuân với sự kính trọng và nở phục, ông luôn tâm niệm là khi chọn nghề viết là không ngừng viết bất kỳ lúc nào, dẫu với bất cứ chuyển động nào của lịch sử. Cũng xuất phát từ cái tâm đó mà người nghệ sĩ đã để lại cho văn đàn Việt Nam biết bao tác phẩm hay. Tháng tám mùa thu cũng từng đi vào văn chương Nguyễn Tuân với vẻ đẹp lộng lẫy của một bức sơn mài, ông không ngần ngại đi lên chiến khu Việt Bắc, viết những trang nồng ấm tình người, niềm vui của đồng chí, đồng bào.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình trước và sau cách mạng tháng tám ông đều để lại những tác phẩm có giá trị như “ Vang bóng một thời “, “ Thiếu quê hương “, “ Chiếc lư đồng mắt cua”, “ Tình chiến dịch “…. Và không thể không kể tới thiên tùy bút Sông Đà, những án văn đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc, bởi nó mang phong cách uyên bác, tài hoa, độc đáo và giọng văn rất riêng của người nghệ sĩ này. Trong tập tùy bút này, có một thiên tùy bút để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả mang tên là người lái đò sông Đà, và đặc biệt là hình tượng con sông đà mang trong mình hai vẻ đẹp là hung bạo và trữ tình.
Cách viết phần mở bài đoạn trích người lái đò sông Đà
Kể cả trước đây và mãi sau này, những người nghệ sĩ cứ hát mãi khúc ca về những dòng sông. Nếu Hoàng Cầm là khúc hát về dòng sông Đuống nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ, nếu Văn Cao là dòng sông Lô hùng tráng thì nhà văn Nguyễn Tuân cũng hát về dòng sông Đà với tất cả sự hiểu biết về tình cảm và tâm tư của mình. Tùy bút sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế vào năm 1958 của nhà văn Nguyễn Tuân gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo.
Nội dung chủ yếu là ca ngợi về vẻ đẹp và con người Tây Bắc, đặc biệt nhà văn đã khám phá được “ chất vàng mười qua thử lửa “ của vùng đất này. Tùy bút sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng tám, uyên bác, tài hoa, tìm kiếm cái đẹp từ cuộc sống hiện tại của nhân dân lao động. Và người lái đò sông Đà là một phần trích để lại ấn tượng sâu đậm nhất cho người đọc.
Mở bài sáng tạo người lái đò sông Đà
Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời luôn đi tìm cái đẹp từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống và thiên nhiên. Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáo, thì Nguyễn Tuân xem cái đẹp như tôn giáo của mình. Hầu hết những sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Tuân là hành trình đi tìm cái đẹp trong thiên nhiên và con người. Bằng phong cách tài hoa, uyên bác, không quản khó nhọc để khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, nhằm tìm ra những chữ sắc đáng nhất, có khả năng lay động lòng người đọc nhiều nhất. Nguyễn Tuân đã sáng tác ra nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tập Tùy bút sông Đà.
Sông Đà là thành tựu nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ đến miền Tây Bắc rộng lớn, hoang vu, nhưng ẩn chứa nhiều vẻ đẹp kỳ bí, hoang dại của thiên nhiên. Vẻ đẹp ấy đã hội tụ và tỏa sáng trong người lái đò sông Đà, tác phẩm được viết và in trong tập sông Đà vào năm 1960. Trong tùy bút người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân đã sáng tạo hình tượng con sông đà không phải là một thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể sống động mà còn là một thế giới biết nói. Sông Đà hiện lên với hai tính cách khác biệt là hung bạo và trữ tình, được Nguyễn Tuân nói đến với tất cả tình yêu quê hương, sông núi, đất nước mình.
Đoạn văn mẫu mở bài tác phẩm người lái đò sông Đà
Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp, và đến với sông Đà, Nguyễn Tuân một lần nữa dẫn ta đến với một dòng sông của thi ca, đất mẹ. Từ khi sinh ra sông Đà làm mình làm mẫy với người dân Tây Bắc, trở thành kẻ thù số một của con người khi họ phải giành giật sự sống về tay những con thác về tay mình.
Với những thông tin được tóm gọn từ nguồn gốc sông Đà, Nguyễn Tuân tựa như một người cha đẻ đang làm giấy khai sinh cho đứa con tinh thần của mình. Có thể nói ông đã khai sinh ra cho dòng sông Đà một lần nữa, một dòng sông độc đáo, gửi thương, gửi nhớ cho văn chương Việt Nam.
Cách viết phần kết bài Người lái đò sông Đà
Cách viết thứ nhất:
Qua đoạn trích người lái đò sông Đà và nhân vật người lái đò, ta thấy nổi lên một Nguyễn Tuân tài hoa độc đáo, uyên thâm, tâm huyết, có tấm lòng yêu thương, tự hào da diết về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc xa xôi của Tổ Quốc. Ca ngợi sự gan góc, thông minh, dũng cảm, kiên cường, tài hoa nhân hậu của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao. Người lái đò sông Đà thật sự là một bài ca lãng mạn, trong sáng, hào sảng về lao động và về vẻ đẹp của con người trong lao động.
Cách viết thứ hai:
Đoạn trích người lái đò sông Đà đã khơi dậy trong chúng ta tình yêu thiên nhiên, đất nước mãnh liệt, yêu những con người lao động chân chính, hăng say và đặc biệt càng thêm yêu vùng đất Tây Bắc xa xôi nhưng giàu tiềm năng của tổ quốc Việt Nam.
Cách viết thứ 3:
Tóm lại, đọc văn Nguyễn Tuân, nhất là tùy bút, có người đã cho như soi trong kính thiên sắc, chỉ mấy màu mà lắc lên bên này thì một thế giới màu, lắc bên kia là một thế giới màu khác. Đọc người lái đò sông Đà ta thấy rõ chủ trương của tác giả về viết văn. Từ ngữ phong phú, tìm tòi hẳn hoi, câu cú đôi khi vặn vẹo nhưng vẫn rất Việt Nam.
Kết luận: Đây là những đoạn bài văn học mẫu mở bài người lái đò sông Đà mà các bạn có thể tham khảo nha.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp