Văn nghị luận xã hội là dạng bài xuất hiện nhiều nhất trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn. Hay trong các kỳ thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng và thường chiếm phần lớn số điểm. Vì vậy, thuvienthuthuat.net sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bài văn nghị luận xã hội đơn giản nhất có độ dài khoảng 200 từ.
Khái niệm văn nghị luận xã hội là gì?
a – khái niệm
Nghị luận xã hội là bàn về một lĩnh vực rộng lớn trong đời sống xã hội: từ những sự việc, hiện tượng trong đời sống đến bàn luận những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo, đức lối sống đến những vấn đề có tầm nhìn chiến lược, những vấn đề tư tưởng, triết lý…
Bạn đang xem bài: Cách làm bài văn nghị luận xã hội đơn giản nhất
b – Các dạng bài văn nghị luận xã hội
Đề văn nghị luận xã hội thường có hai dạng đề chính gồm:
- Dạng 1: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: là bàn về một sự việc,hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay đáng suy nghĩ.
- Dạng 2: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý: là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
Cách viết và làm đoạn văn nghị luận xã hội
1 – Hình thức trình bày
- Trình bày bằng một đoạn văn.
- Cần viết hoa chữ đầu tiên và viết lùi vào đầu dòng.
- Những câu tiếp theo trong đoạn cần viết phải tiếp nối nhau và không được ngắt xuống dòng khi viết. Kết thúc đoạn bằng dấu chấm.
2 – Dung lượng bài viết
- Dung lượng quy định: Một vài viết nghị luận xã hội có số lượng từ là 200 chữ, khoảng trên dưới 20 dòng viết tay hoặc 2 / 3 tờ giấy thi.
- Cần chọn lựa nội dung trọng tâm để viết đảm bảo dung lượng số chữ theo yêu cầu.
3 – Cách trình bày nội dung đoạn văn nghị luận xã hội
Có thể trình bày theo những cách sau, kết hợp nhiều cách với nhau theo trình tự hợp lý gồm:
- Diễn dịch
- Quy nạp
- Móc xích
- Song hành
- Tổng – phân – hợp.
Trong đó, các bạn nên trình bày theo cách tổng – phân hợp thì đoạn văn sẽ hội tụ đầy đủ ý nghĩa.
4 – Cách đưa dẫn chứng vào đoạn văn
- Dẫn chức phải cụ thể, xác thực, được công nhận trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống. Không được dẫn chứng bằng các tin đồn, các trang báo lá cải.
- Dẫn chứng phải mang tính tiêu biểu, điển hình và phù hợp làm nổi bật vấn đề nghị luận. Tuyệt đối tránh kể chuyện lan man, dông dài.
- Tránh nêu các dẫn chứng mơ hồ, chung chung, không mang lại hiệu quả gì.
Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội
a – Cần xác định chính xác dạng đề trong đề văn nghị luận xã hội
Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Nhận thức: Gồm có lý tưởng, khát vọng, ước mơ, niềm đam mê, mục đích sống…
- Phẩm chất: Lòng yêu nước, tính trung thực, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn, tính giản dị, tinh thần tự học, lòng ham hiểu biết, tính cầu tiến, cầu thị…
- Quan hệ gia đình: Tình mẫu tử, tình anh em…
- Quan hệ xã hội: Tình bạn, tình thầy trò, tình đồng bào, lòng nhân ái…
- Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống: Lòng ân ái, thái độ hòa nhã, lòng vị tha…
- Các tư tưởng lệch lạc, tiêu cực: Tính ích kỷ, thực dụng, dối trá, hèn nhát…
Dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Các sự việc hiện tượng tích cực trong đời sống: Như hiến máu nhân đạo,tương thân tương ái, trái tim cho em…
- Các sự việc hiện tượng tiêu cực trong đời sống: Vi phạm an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, bạo lực học đường…
- Các sự việc hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, mạng xã hội, sử dụng điện thoại…
b – Xác định được yêu cầu trọng tâm của đề văn nghị luận xã hội
Mỗi đề thường sẽ có một yêu cầu cụ thể, các bạn cần tập trung vào phần viết nào của vấn đề nghị luận.
c – Cách tìm ý cho đoạn văn nghị luận xã hội
- Cần xác định mình sẽ viết những nội dung cụ thể gì?
- Ghi ra giấy pháp những ý chính của đoạn văn theo hệ thống các thao tác lập luận.
- Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ chúng ta hình dung được những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết lan man, dài dòng, không trọng tâm.
Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội
- Cần sử dụng lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo như cách viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, biện pháp tu từ…
- Tránh kể lể, nhắc lại ngữ liệu ở phần đọc hiểu, hoặc lắp ráp một cách vụng về.
- Mỗi ý kiến đánh giá, lý giải cần phải gắn với thực tiễn đời sống.
- Khi liên hệ thực tế cần có thái độ chân thành, nghiêm túc tránh gượng ép.
- Cần trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải khách quan, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm mà các em nên tham khảo để làm bài văn nghị luận xã hội 200 chữ đạt điểm số cao nhất.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp