Tự nhiên và Xã hội 3

Bài 68: Bề mặt lục địa ( tiếp theo)

LT

Kiến thức cần nhớ

Bạn đang xem bài: Bài 68: Bề mặt lục địa ( tiếp theo)

Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.

Bài 1

Quan sát và trả lời

Trong các hình sau, hình nào thể hiện: đồi, núi?

h1 bai68 h1 bai68

Lời giải chi tiết:

   – Hình 1: núi

   – Hình 2: đồi.

Bài 2

Liên hệ thực tế và trả lời

Nêu sự khác nhau giữa đồi và núi?

  h2 bai68 h2 bai68   

Lời giải chi tiết:

   – Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Bài 3

Quan sát và trả lời

Dựa vào hình 4, so sánh đọ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.

Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?

Lời giải chi tiết:

   – Đồng bằng thường cao hơn so với mực nước biển một chút là vào khoảng 10-200m. Còn cao nguyên là trải dài từ 500m trở lên so với mực nước biển.

   – Đồng bằng và cao nguyên thường tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.

Bài 4

Vẽ

Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.

Lời giải chi tiết:

h3 bai68 h3 bai68

truonghuynhngochue.edu.vn

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tự nhiên và Xã hội 3

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button