Câu nghi vấn là gì? phân loại, dấu hiệu nhận biết, ví dụ và bài tập minh họa sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích chi tiết trong bài viết này với THPT Phạm Hồng Tháinhé !
Video hướng dẫn từ nghi vấn là gì ?
Bạn đang xem bài: Câu nghi vấn là gì? – Ví dụ, bài tập
Định nghĩa câu nghi vấn là gì?
a – Định nghĩa thế nào là câu nghi vấn ?
Câu nghi vấn là những câu có tồn tại những từ có nghĩa nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi.
Các từ nghi vấn trong tiếng việt gồm :
- Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, đâu, tại sao, vì sao…
- Các tình thái từ: à, ư, hả, hử, chứ, chăng…
- Các cặp phụ từ: có … không, đã … chưa, có phải … không.
- Có chứa quan hệ từ “hay” để nối các vế có quan hệ lựa chọn với nhau.
- Kết thúc câu nghi vấn chúng ta thường sử dụng dấu chấm hỏi. Trong một số trường hợp có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
b -Ví dụ về câu nghi vấn
Ví dụ 1: Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào?
Đại từ nghi vấn trong câu là từ “nào”
Ví dụ 2: Mai Phương có muốn đi du lịch Phú Quốc với mình không?
Cặp phụ từ nghi vấn trong câu là có … không.
Ví dụ 3: Chị cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
Câu sử dụng tình thái từ nghi vấn “hả”.
Ví dụ 4: Bạn làm hay tôi làm?
Quan hệ từ “ hay” nối 2 vế trong câu để tạo thành 1 câu nghi vấn.
Chức năng chính của câu nghi vấn là gì ?
Chức năng của câu nghi vấn : Loại câu này có nhiều chức năng và cách sử dụng đa dạng, tùy vào tình huống, đối tượng, nội dung cuộc hội thoại mà câu nghi vấn có những chức năng chính gồm:
- Chức năng chính trong câu nghi vấn dùng để hỏi một vấn đề, đồ vật, sự việc, sự vật, hiện tượng, kết quả…
Chức năng khác của câu nghi vấn và tác dụng của câu nghi vấn gồm:
Dưới đây là lấy ví dụ về câu nghi vấn để hiểu rõ hơn :
- Câu nghi vấn có thể thay thế cho câu cầu khiến.
Ví dụ: Bạn có thể giúp mình giải bài tập này được không?
Mục đích câu nghi vấn này là một câu cầu khiến, nhờ bạn giải giúp mình bài tập.
- Chức năng dùng để bộc lộ, bày tỏ cảm xúc của bản thân.
Ví dụ: Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy!
Chức năng bộc lộ cảm xúc vui mừng, bất ngờ, tự hào về tài năng vẽ tranh của con gái mình.
- Dùng câu nghi vấn để đe dọa người khác.
Ví dụ: Lính đâu? Sao bay để cho chúng chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắt gì nữa à?
Câu nghi vấn có chức năng như một lời đe dọa người khác.
- Để phủ định 1 vấn đề ( tương tự như câu phủ định)
Ví dụ: Cả đàn bò, giao cho thằng bé không ra người ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?
- Có chức năng là câu khẳng định, để khẳng định 1 vấn đề.
Ví dụ: Nó không lấy thì ai lấy?
Chức năng câu nghi vấn này là 1 lời khẳng định nó chính là người lấy.
Trên là phần hướng dẫn câu nghi vấn dùng để làm gì ? Khi người nói sử dụng các kiểu câu nghi vấn với chức năng này thì không yêu cầu người nghe trả lời câu hỏi đó.
Những lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn
- Quan hệ từ “hoặc” không được sử dụng trong câu nghi vấn vì nó làm sai cú pháp câu hoặc đó là một câu trần thuật.
Ví dụ: Anh làm hoặc tôi làm. Câu mang ý nghĩa khẳng định và không phải là câu nghi vấn.
- Nhiều từ có hình thức, âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng nó không được sử dụng trong câu nghi vấn.
Ví dụ: Anh cần ai thì anh gọi người ấy. Từ “ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn mà là đại từ phiếm chỉ.
- Trong một số trường hợp, vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, ý nghĩa trong câu đó.
- Nên sử dụng câu nghi vấn phù hợp với từng đối tượng cụ thể, mục đích để hỏi rõ ràng và kết hợp với từ nghi vấn hợp lý nhất.
Giải bài tập về câu nghi vấn
Đề bài tập 1
Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn trên và cho biết chức năng.
a – Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt ly. Vậy thì sự biệt ly không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
b – Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không bao giờ mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm… Ôi, nếu thế thì con đâu là quả bóng bay?
Đáp án bài tập 1
Câu a) “Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?” là câu nghi vấn, có chức năng là dùng để cầu khiến.
Câu b) “Ôi, nếu thế thì con đâu là quả bóng bay?” là câu nghi vấn, có chức năng dùng để phủ định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Đề bài tập 2 trang 23 SGK ngữ văn 8
Xác định câu nghi vấn, đặc điểm hình thức, chức năng và thay thế câu có ý nghĩa tương đương.
Đáp án bài tập 2:
Câu a) Các câu nghi vấn gồm:
1 – Sao cụ lo xa thế?
Từ nghi vấn là “ sao”,
Có chức năng là phủ định vấn đề.
Câu có ý nghĩa tương đương: Cụ không phải lo xa quá như thế.
2 – Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
Từ nghi vấn “ gì”.
Chức năng để phủ định.
Câu thay thế: Không nên nhịn đói mà để tiền lại
3 – Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu
Từ nghi vấn “ gì”
Chức năng: Phủ định vấn đề
Câu thay thế: Ăn hết thì lúc chết không có tiền để lo liệu.
Câu b)
Câu nghi vấn “ Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?
Từ nghi vấn: “ sao”
Chức năng: Dùng để bộc lộ cảm xúc
Câu thay thế: Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm khó chăn dắt nổi.
Câu c)
Câu nghi vấn “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử”
Từ nghi vấn: “ Ai”
Chức năng: Khẳng định vấn đề
Câu thay thế: Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử.
Một số câu hỏi liên quan câu nghi vấn là câu như thế nào ?
Đặt 5 câu nghi vấn :
- Hỏi: Hôm nay con đã đi những đâu thế?
- Cầu khiến: Con đi phơi quần áo cho mẹ được không?
- Bộc lộ cảm xúc: Trời ơi, chẳng phải anh Nam từ Mỹ mới về đây hay sao?
Hướng dẫn bài tập về câu nghi vấn có đáp án :
Câu 1: Dòng nào nói lên chức năng chính của câu nghi vấn?
- A. Dùng để yêu cầu
- B. Dùng để hỏi
- C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
- D. Dùng để kể lại sự việc
Câu 2: Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn
- A. Có từ “hay” để nối các vế có quan hệ lựa chọn.
- B. Có các từ nghi vấn.
- C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.
- D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng.
Câu 3: Câu nào là câu nghi vấn?
- A. Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu.
- B. Con có nhận ra con không?
- C. Không ai dám lên tiếng khi đối diện với hắn.
- D. Nó bị điểm không vì quay cóp trong giờ kiểm tra.
Câu 4: Câu nào sau đây không phải là câu nghi vấn?
- A. Anh Chí đi đâu đấy?
- B. Bao nhiêu người thuê viết / tấm tắc ngợi khen tài.
- C. Cái váy này giá bao nhiêu?
- D. Lớp cậu có bao nhiêu học sinh?
Câu 5: Đoạn văn trên có mấy câu nghi vấn?
“Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.”
- A. 2 câu
- B. 3 câu
- C. 4 câu
- D. 5 câu
Câu 6: Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn. Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 7: Câu nào là câu nghi vấn?
- A. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang / Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
- B. Nhớ ai dãi nắng dầm sương / Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
- C. Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ.
- D. Sao không để chuồng nuôi lợn khác!
Câu 8: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi?
- A. Mẹ đi chợ chưa ạ?
- B. Ai là tác giả của bài thơ này?
- C. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
- D. Bao giờ bạn đi Hà Nội?
Câu 9: Trường hợp nào không chứa câu nghi vấn?
- A. Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: “Vịt của ai đó?”
- B. Lơ lơ cồn cỏ gió đìu hiu / Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
- C. Nó thấy có một mình ông ngoại nó đứng giữa sân thì nó hỏi rằng: – Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?
- D. Non cao đã biết hay chưa? / Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Câu 10: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:
- A. Bố đi làm chưa ạ?
- B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
- C. Bao giờ bạn được nghỉ tết?
- D. Ai bị điểm kém trong buổi học này?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
– Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!”
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
Câu 11: Đoạn trích trên có mấy câu nghi vấn?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 12: Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích trên?
- A. Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu
- B. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
- C. Đấy!
- D. Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu quan cho!
Câu 13: Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn trong đoạn trích trên là gì?
- A. Có từ “rồi”, có dấu chấm kết thúc câu.
- B. Có từ để hỏi “phải không”, có dấu chấm hỏi kết thúc câu.
- C. Có một từ duy nhất tạo thành câu, có dấu chấm than kết thúc câu.
- D. Có từ “hãy”, có dấu chấm than kết thúc câu.
Câu 14: Cho hai câu sau:
(1) Bao giờ anh đi Hà Nội?
(2) Anh đi Hà Nội bao giờ?
Hai câu trên có cùng hình thức là câu nghi vấn và có cùng ý nghĩa với nhau, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 15: Câu nào sau đây không phải là câu nghi vấn?
- A. Bạn định nghĩa thế nào về một người bạn thân?
- B. Anh đã khỏe hơn chưa?
- C. Giờ chúng ta học tiếp hay nghỉ giải lao 5 phút nào?
- D. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy thế.
Ví dụ về câu nghi vấn không dùng để hỏi :
- Sao cậu không kể cho mình bộ phim cậu xem tối hôm qua nhỉ ?
Không biết trên đời này còn có bao nhiêu số phận người khốn khổ như cô bé bán diêm ? - Cậu có thể kể cho mình nội dung tập phim được chiếu trên VTV3 lúc 9h hôm qua được không ?
- Ôi, số phận của lão Hạc sao lại khổ sở như thế ? – Bạn có thể nhặt giúp mình cái bút được không?
Ví dụ về câu nghi vấn (tiếp theo)
– U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?
(Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
-> Câu nghi vấn có chức năng hỏi: U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?.
- Đặc điểm hình thức: có dấu (?) cuối câu, các từ nghi vấn (không, sao)
- Đây là cuộc trò chuyện giữa thằng Dần và mẹ. Dần muốn hỏi mẹ về lí do đi lâu thể, có mua được gạo không, sao về không thế.
Câu nghi vấn dùng để khẳng định
- Sao bạn ấy học giỏi vậy nhỉ?
Câu nghi vấn dùng để cầu khiến
- Bạn có thể bưng hộ mình xô nước được không ?
Câu nghi vấn dùng để phủ định :
- Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa ?
Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi câu nghi vấn là gì? Phân loại, tác dụng, ví dụ và giải quyết các bài tập liên quan đến câu nghi vấn trong sách giáo khoa ngữ văn 8.
Từ khóa tìm kiếm : ví dụ câu nghi vấn,tác dụng câu nghi vấn,từ nghi vấn có nghĩa là gì,vd câu nghi vấn,khái niệm câu nghi vấn,từ nghi vấn là từ gì,các chức năng của câu nghi vấn,đặt 5 câu nghi vấn,câu nghi vấn là j,bài tập câu nghi vấn,câu nghi vấn có chức năng gì,bài tập về câu nghi vấn có đáp an,câu nghi vấn là câu gì,hỏi có chức năng như thế nào,những từ nghi vấn,cho ví dụ về câu nghi vấn,câu nghi vấn ví dụ,câu hỏi nghi vấn là gì,dùng để kết thúc câu nghi vấn
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp