Bác Hồ sinh năm bao nhiêu? Câu trả lời dường như đã thấm vào máu của con dân Việt Nam. Không chỉ là năm sinh, những thông tin cơ bản về bản thân, gia đình và quá trình hoạt động cách mạng của Bác cũng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một câu chuyện huyền thoại.
- Free Fire: 5 con Pet tốt nhất để ghép đôi với K năm 2022
- Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc và đơn vị của vận tốc – Vật lý 8 bài 2
- Code Chiến dịch huyền thoại, nhận Gifcode Chiến dịch huyền thoại
- Chovy: Tôi cảm thấy xấu hổ vì màn thể hiện nghèo nàn của mình
- Văn mẫu lớp 9: Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí của Chính Hữu
Đó là một huyền thoại về vị anh hùng của dân tộc, rời quốc gia, bôn ba ở nơi đất khách quê người, tìm ra con đường mới, khai sáng và giải phóng dân tộc.
Bạn đang xem bài: Bác Hồ sinh năm bao nhiêu? Quá trình Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
I. Tiểu sử Bác Hồ? Bác Hồ sinh năm bao nhiêu?
– Chủ tịch Hồ Chí Minh được người dân cả nước gọi bằng cái tên thân thương là Bác Hồ, người cha già kính yêu của cả dân tộc.
– Bác Hồ sinh vào ngày 19/05/1890 với tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Tên thật này được xác nhận thông qua chính bài viết của Bác vào năm 1954.
– Hai thân sinh của Bác là cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Quê nội của Bác ở làng Kim Liên hay còn gọi là làng Sen tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Quê ngoại của Bác ở làng Hoàng Trù hay làng Chùa cách làng Sen khoảng 2km.
– Bác có một chị lớn tên Nguyễn Thị Thanh, một anh cả tên Nguyễn Sinh Khiêm và một em trai út Nguyễn Sinh Nhuận nhưng bị mất sớm.
– Bác sống ở quê ngoại cho đến năm 1895 thì cùng cha mẹ và anh trai Sinh Khiêm vào Huế.
– Năm 1901, bà Hoàng Thị Loan qua đời, Bác theo cha và anh trai về lại quê nội, làm lễ nhập làng với tên mới là Nguyễn Tất Thành, cùng anh trai đổi tên thành Nguyễn Tất Đạt.
– Năm 1906, Bác theo học tại Trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba tại Huế, sau đó thi vượt cấp vào trường Quốc học Huế, hệ Thành chung.
– Năm 1910, Bác đến Phan Thiết để làm công tác dạy học chữ Quốc ngữ và thể dục cho trường Dục Thanh của Liên Thành Thương Quán. Đây là một tổ chức kinh doanh do các sĩ phu yêu nước thành lập năm 1906 ở Bình Thuận nhằm hưởng ứng phong trào cải cách Duy Tân.
II. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ cảng Nhà Rồng
– Lý tưởng của Bác nảy nở từ năm 1910 khi còn đang ở Phan Thiết. Tại đây, Bác đã tiếp xúc với nhiều nhà nho yêu nước, tiến hành các hoạt động bí mật để kháng pháp và giải phóng dân tộc. Bác phân tích và thấy rõ được nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước từ đó vẽ ra con đường cho riêng mình.
– Đầu năm 1911, Bác vào Sài Gòn theo học trường Bá Nghệ, nghề công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp. Ngày 05/06/1911, từ Cảng Nhà Rồng, Bác lấy tên là Nguyễn Văn Ba, chính thức ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville sang các nước phương Tây.
– Từ năm 1911 – 1917, Bác đi qua Pháp, Hoa Kỳ, Anh bôn ba với đủ ngành nghề rồi về lại Pháp vào năm 1917.
– Từ năm 1917 – 1922, Bác hoạt động ở Pháp, tham gia vào Đảng Xã hội Pháp, đổi tên mình thành Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt hành trình cách mạng 30 năm về sau.
– Từ năm 1922-1924, Bác đến Liên Xô, tham gia vào Quốc tế Cộng sản, gặp gỡ Lenin, học tập chủ nghĩa Marx.
– Từ năm 1924 – 1941, Bác hoạt động ở Trung Quốc, Thái Lan, Liên Xô và trở lại Trung Quốc. Thời gian này, Bác hoạt động với nhiều tên gọi khác nhau: phiên dịch viên Lý Thụy, nhà sư Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Lin, thiếu tá Hồ Quang.
– Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập vào ngày 03/02/1930 tại Cửu Long, Hồng Kông. Vào những năm 1931 – 1937, Bác ở Liên Xô và đóng vai trò làm công tác liên lạc giữa Quốc tế Cộng sản với các Đảng Cộng Sản ở khu vực Đông Nam Á.
– Bác từng bị xử tử hình vắng mặt vào năm 1930 sau khi khởi nghĩa Xô viết thất bại, bị chính quyền Hồng Kông bắt giữ năm 1931. Sau đó Bác được thả ra nhờ thông tin giả và sự giúp đỡ của luật sư Francis Henry Loseby.
– Năm 1941, Bác về lại Việt Nam, tại đầu não kháng chiến Cao Bằng, dẫn dắt cách mạng Việt Nam từng bước thắng lợi.
– Tên gọi Hồ Chí Minh được Bác sử dụng từ năm 1942 để sang Trung nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.
III. Chân dung Bác Hồ những năm kháng chiến
– Thời gian đầu ở Pác Bó – Cao Bằng là những tháng ngày vô cùng gian khổ: chống thực dân Pháp, chống phát xít Nhật, chống Quốc dân Đảng – Tưởng Giới Thạch. Tháng 7 – 8/ 1945, Bác từng bị sốt rét nặng tưởng chừng như mất mạng nhưng may mắn nhờ sự giúp đỡ kịp thời của Cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS.
– Hợp tác với OSS chống phát xít Nhật là mưu mẹo nhỏ của Hồ Chí Minh nhưng đạt được nhiều ích lợi to lớn. Nhờ đó mà Việt Minh nhận được sự ủng hộ của Mỹ, được cung cấp vũ khí, phương tiện liên lạc, y tế, cố vấn quân đội,…
– Sau ngày độc lập vào 02/09/1945, Bác đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Phong trào chống Pháp cứ thế giòn dã, rộn rã vang lên. Cùng với đó là phong trào chống giặc đói, giặc dốt, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
– Kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi bằng Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết ở Thụy Sĩ vào năm 1954.
– Đến năm 1963, Mỹ bắt đầu chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc. Cả nước lại bắt đầu công cuộc trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
– Tuy nhiên, niềm vui thắng lợi đế quốc Mỹ, thống nhất hai miền Bắc – Nam Bác vẫn không trực tiếp thây được khi Người đã ra đi vào ngày 02/09/1969.
IV. Chân dung Bác Hồ tại lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
– Trong di chúc, Bác mong muốn được hỏa táng và đặt tro cốt tại ba miền của Tổ quốc. Tuy nhiên, theo tâm nguyện để đồng bào từ miền Nam được ra thăm Bác, thi thể của Bác được giữ lại tại lăng Chủ tịch, đúng nghĩa với câu nói “sống mãi với non sông đất nước Việt Nam”.
– Thiết kế xây dựng lăng Hồ chủ tịch cũng được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Việc ướp xác và bảo quản thi hài của Bác trong Lăng Hồ chủ tịch luôn được sự giúp đỡ của Liên Xô hay Nga sau này.
– Là đầu não của cách mạng, Bác đã dẫn dắt Đảng Cộng Sản Việt Nam kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Bác dẫn đầu Nhà Nước Việt Nam xây dựng một quốc gia có độc lập, có tự chủ. Mỗi lần đọc lại về tài hoa, về con người, con đường Bác đã đi qua về những cống hiến trọn đời Người cho dân tộc Việt Nam, chúng ta không khỏi rùng mình và xúc động.
Trong tư tưởng của chúng ta, chân dung Bác Hồ là chàng thanh niên 20 tuổi năm ấy rời cảng Nhà Rồng, là vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong hơn 30 năm hoạt động Cách Mạng, là người lính, người cha già trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bác luôn sống mãi với non sông đất nước Việt Nam.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp