Khi tham gia giao thông, chắc hẳn bạn đã nhìn thấy nhiều phương tiện mang biển số 67 rồi có phải không nào? Vậy biển số 67 ở đâu và nó thuộc tỉnh nào? Hãy cùng TH Huỳnh Ngọc Huệ đi tìm hiểu ngay nhé!
- Top 15 Bài hát tiếng Anh ngọt ngào nhất về tình yêu
- Dao động Tắt Dần, Dao động Cưỡng Bức là gì? Sự Cộng hưởng Dao động và bài tập – Vật lý 12 bài 4
- Tính từ là gì? Các loại tính từ phổ biến? Nhận biết tính từ trong câu
- So sánh quang hợp và hô hấp ở thực vật sinh học lớp 6 , 10 , 11 chi tiết nhất
- Tính chất hoá học của nhôm AL, ví dụ và bài tập – hoá lớp 9
Bạn đang xem bài: 67 ở đâu? Vùng đất Với Vẻ đẹp Bình Dị, Hữu Tình Mùa Nước Nổi
Biển số xe 67 ở đâu?
Căn cứ quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA, quy định về Ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước, cụ thể: Biển số 67 là các phương tiện thuộc tỉnh An Giang.
Ký hiệu biển số xe cụ thể tại các huyện, thị xã của tỉnh An Giang
Để thuận tiện cho việc quản lý và giữ gìn trật tự, ý hiệu biển số xe cụ thể tại các huyện, thị xã của tỉnh An Giang được quy định cụ thể như sau:
- Với xe máy (mô tô 2 bánh):
– Thành phố Long Xuyên: 67-B1-B2.
– Thành phố Châu Đốc: 67-E1.
– Thị xã Tân Châu: 67-H1.
– Huyện Châu Thành: 67-C1.
– Huyện Châu Phú: 67-D1.
– Huyện Tịnh Biên: 67-F1.
– Huyện An Phú: 67-G1.
– Huyện Phú Tân: 67-K1.
– Huyện Chợ Mới: 67-L1-L2.
– Huyện Thoại Sơn: 67-M1
– Huyện Trì Tôn: 67-N1.
- Với biển số xe ô tô: 67A; 67B; 67C; 67D; 67-LD.
Tổng quan về tỉnh An Giang
An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh có phía Tây Bắc giáp với Campuchia, phía Tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp với thành phố Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km.
Đây là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên và những địa điểm du lịch tâm linh như miếu bà chúa Xứ ở núi Sam, núi Cấm .. rất kì vĩ , ấn tượng.
- Mã vùng điện thoại cố định An Giang: 296
- Mã bưu chính: 88xxxx
Một số địa điểm du lịch không thể bỏ qua ở An Giang
- Miếu Bà Chúa Xứ ở Núi Sam
Tọa lạc tại chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, là địa danh nổi tiếng nhất của An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ là ngôi miếu linh thiêng nổi tiếng thu hút hàng triệu người dân tứ xứ đến phúng viếng hằng năm với khung cảnh đẹp và kiến trúc rất độc đáo, bắt mắt.
Thuộc huyện Tịnh Biên với hệ sinh thái vô cùng phong phú đa dạng, đến đây bạn sẽ có cơ hội lênh đênh trên chiếc ghe thuyền ngắm một phần mùa nước nổi ở Miền Tây với giá vé là 45 nghìn đồng/người. Một cái giá quá rẻ để tận hưởng không khí trong lành và tiếng chim hót rộn rã, bình yên.
Là nơi giáp với Campuchia nên khu Chợ Tịnh Biên có bán rất nhiều mặt hàng của các nước như Thái Lan, Campuchia và nhiều đặc sản miền Tây , đây là nơi giao lưu văn hóa của người Khmer và người Việt.
Còn có tên gọi khác là Bảy Núi, khu Thất Sơn nằm trên địa bàn trên 2 huyện là Tri Tôn và Tịnh Biên. Đặc biệt có ngọn Núi Cấm cao nhất trong Thất Sơn. Trên núi có phong cảnh đẹp, thanh tịnh và nhiều chùa tọa lạc: Chùa Phật Lớn, Chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự…
Là một trong những nét văn hóa đặc sắc mang đậm phong cách vùng sông nước Nam Bộ mà bạn nhất định phải ghé khi đến An Giang.
Làng nổi Châu Đốc không chỉ là để người dân sinh sống bằng nghề nuôi cá mà còn là điểm đến thú vị mà du khách tới để tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống dân dã của người dân tại đây.
Có thể nói, làng nổi chính là địa điểm lý tưởng để bạn kết thúc chuyến du lịch An Giang đầy thú vị này!
Đặc sản An Giang
Đi An Giang thì ăn gì? Dưới đây là một số đặc sản không thể bỏ qua khi đến vùng đất có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Chăm, Khmer, Hoa,… này nhé.
Bún Cá
Người dân An Giang gọi món bún cá nơi đây là bún nước lèo. Bún cá ở mỗi địa phương lại mang mùi vị khác nhau. Ở Long Xuyên bún cá mang vị nhạt và thơm nghệ, ở Tân Châu và Châu Đốc bún cá lại đậm vị hơn.
Du lịch đến đâu gọi ngay một tô bún cá ở đó nhé.
Lẩu mắm
Có thể bạn chưa biết. Châu Đốc được mệnh danh là vương quốc mắm vì hầu hết các chợ trong vùng đều có khu bán mắm riêng. Các loại mắm đặc biệt có thể kể đến như: mắm chốt, mắm sặt, mắm trèn, mắm thái… Vì vậy, lẩu mắm chính là một trong những món ăn đặc trưng nơi đây.
Các loại mắm được sử dụng để nấu lẩu là mắm cá sặc, cá chốt,… với mùi hương kích thích khứu giác và vị ngọt.
Bò bảy món núi Sam
Đi dọc đường dưới chân núi Sam, bạn sẽ bắt gặp các quán ăn treo biển hiệu “thịt bò bảy món” với menu chuyên về bò rất hấp dẫn như bò đun bánh hỏi, bò xào lá giang, bò lúc lắc… Đến đây rồi thì đừng bỏ qua cơ hội nếm thử bò bảy món núi Sam nhé.
Gà đốt lá chúc Ô Thum
Món gà đốt lá chúc Ô Thum có nguồn gốc từ Campuchia và mang hương vị khá đặc biệt so với những món gà nướng khác. Gà được tẩm ướp đều các nguyên liệu, quyện cùng mùi thơm của lá chúc làm nên hương vị đặc trưng của món ăn.
Xem thêm:
Trên đây là tổng hợp những thông tin về biển số xe 67 ở đâu và một số địa điểm du lịch không thể bỏ qua ở An Giang. Nếu bài viết hay và hữu ích với bạn, hãy Like và Share để góp phần ủng hộ TH Huỳnh Ngọc Huệ nhé!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp