Các chất được cấu tạo như nào? là câu hỏi đã được con người đặt ra cách đây hàng ngàn năm. Mãi đến đầu thế kỷ XX, con người mới chứng minh được bằng thí nghiệm về sự tồn tại của các hạt riêng biệt cấu tạo nên mọi vật chất.
- Cách xác định sai số tuyệt đối, sai số ngẫu nhiên của phép đo trực tiếp, gián tiếp – Vật lý 10 bài 7
- Thiết lập đội hình 11 cầu thủ tốt nhất trong FIFA 22
- Công thức tính diện tích hình bình hành
- Hướng dẫn cách nhập và tổng hợp Gift Code Phong Vân Chí mới nhất năm 2021
- Dota 2 sẽ như thế nào nếu như Valve hủy bỏ The International?
Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết xem các chất được cấu tạo như thế nào? chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt thì giữa các hạt này có khoảng cách hay không?
Bạn đang xem bài: Các chất được cấu tạo như thế nào? – Vật lý 8 bài 19
I. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
– Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
Vì nguyên tử và phân tử là các hạt vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền 1 khối.
Thực tế, nếu xếp 100 triệu phân tử nước nối liền nhau thành một hàng thì cũng chưa dài đến 2cm.
Nếu tưởng tượng mỗi vật đều lớn lên gấp 1 triệu lần, nghĩa là một con muỗi sẽ trở thành một con vật khổng lồ dài tới 10km thì kích thước mỗi phân tử vẫn chưa lớn bằng một dấu chấm (.).
II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
– Khi trộn 50cm3 cát vào 50cm3 ngô ta KHÔNG thu được 100cm3 hỗn hợp cát và ngô (hỗn hợp thu được nhỏ hơn 100cm3). Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
Tương tự như vậy, khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta cũng KHÔNG thu được 100cm3 hỗn hợp. Nguyên nhân là do giữa các phân tử rượu và nước có khoảng cách. Nên khi đổ rượu vào nước, các phân tử rượu và nước xen kẽ vào khoảng cách của nhau nên hỗn hợp thu được có thể tích nhỏ hơn tổng thế tích của hai chất khi mang trộn.
→ Giữa các nguyên tử, phân tử của bất kỳ chất nào cũng có khoảng cách.
III. Bài tập vận dụng về cấu tạo của chất giải thích các hiện tượng
* Câu C3 trang 70 SGK Vật Lý 8: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao?
* Lời giải:
– Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước đường có vị ngọt.
* Câu C4 trang 70 SGK Vật Lý 8: Giải thích tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.
* Lời giải:
– Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
* Câu C5 trang 70 SGK Vật Lý 8: Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? giải thích?
* Lời giải:
– Giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thế sống được trong nước.
Như vậy, với việc hiểu rõ các chất được cấu tạo như thế nào? (các chất cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử và giữa chúng có khoảng cách) các em đã có thể giải thích được rất nhiều hiện tượng trong thực tế mà các em đã thấy như các ví dụ trên, chúc các em học thật tốt.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp