Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Các phương châm hội thoại chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Bạn đang xem bài: Bài 5 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn.
Trả lời bài 5 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1
– Giải thích nghĩa của các câu thành ngữ
- Ăn đơm nói đặt: bịa đặt ra những điều không có thực nhằm vu khống cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: nói những điều không đúng sự thật, lời nói chỉ mang tính nửa vời, bâng quơ, không có căn cứ, không chắc chắn.
- Ăn không nói có: bịa đặt, vu khống, dựng nên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người.
- Cãi chày cãi cối: lời nói lớn tiếng lấn át đối phương, phản đối đến cùng một điều gì đó không cần biết điều mình nói đúng hay sai, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác và chỉ chăm chăm giữ lấy ý kiến của bản thân mình.
- Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác.
- Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, ba hoa nhưng không rõ những điều mình nói có đúng hay không.
- Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện
– Các thành ngữ trên đều chỉ trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên.
Ghi nhớ
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.(phương châm về chất)
Trả lời câu hỏi bài 5 trang 11 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Các phương châm hội thoại
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp