Như các em đã biết, trái đất chúng ta có hình tròn, con người và các vật sinh sống xung quanh trên bề mặt trái đất, vậy làm sao để những vật ở Nam cực không bị rơi ra ngoài trái đất? Nguyên nhân chính giúp các vật không rơi khỏi trái đất chính là Trọng lực.
Vậy trọng lực là gì? Trọng lực được ký hiệu ra sao? Phương và chiều của trọng lực như thế nào? Trọng lực có đơn vị là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết này.
Bạn đang xem bài: Trọng lực, Đơn vị lực là gì? Trọng lực ký hiệu là gì? có Phương và chiều như thế nào – Vật lý 6 bài 8
I. Trọng lực là gì?
– Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
– Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.
II. Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
• Trọng lực có:
– Phương: Thẳng đứng
– Chiều: Hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất)
– Cường độ (Độ lớn): Là trọng lượng của vật.
⇒ Đây cũng có thể được gọi là những đặc điểm của trọng lực
III. Đơn vị lực, trọng lực.
– Để đo độ lớn (cường độ) của lực, trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị của trọng lực (đơn vị của lực) là Niu tơn, ký hiệu là N.
– Trọng lượng (ký hiệu là P) của vật được gọi là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.
– Trọng lượng của quả cân 100g (0,1kg) được tính tròn là 1 niutơn (1N). Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N.
IV. Vận dụng
* Câu C6 trang 29 SGK Vật Lý 6: Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu nước. Mặt nước là mặt nằm ngang
Hãy dùng 1 thước êke để tìm hiểu mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang
* Lời giải:
– Phương dây dọi cùng với phương mặt nước tạo thành 1 góc vuông.
> Có thể em chưa biết:
+ Trọng lượng của vật là cường độ của lực hút của Trái Đất lên vật đó. Do đó, trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái Đất. Chẳng hạn, khi lên cao thì trọng lượng của vật sẽ giảm đi chút ít. Trái lại, khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật, vì khối lượng chỉ lượng chất chứa trong vật.
+ Thực ra, quả cân có khối lượng 100g thì trọng lượng của nó là gần bằng 1N (chính xác là 0,98N) chứ không phải chính xác bằng 1N.
+ Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi đổ bộ lên Mặt Trăng thì trọng lượng trên Mặt Trăng của nhà du hành vũ trụ (tức là sức hút của mặt trăng lên người đó) chỉ bằng 1/6 trọng lượng của người đó trên trái đất (tức trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần) còn khối lượng của người đó không giảm.
Như vậy, với bài viết về Trọng lực, đơn vị của trọng lực, phương và chiều của trọng lực ở trên các em cần nhớ các ý chinh sau:
Trọng lực là lực hút của trái đất;
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất;
Trọng lượng của một vật là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật đó;
Đơn vị của lực là niutơn (N). Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.
Hy vọng với bài viết Trọng lực, Đơn vị lực là gì? Trọng lực ký hiệu là gì? có Phương và chiều như thế nào sẽ giúp ích cho các em, mọi góp ý thắc mắc các em hãy để lại ở phần đánh giá dưới bài viết để Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội ghi nhận, chúc các em học tốt.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp