Trong đời sống thực tế, nếu để ý các em sẽ thấy trong nhà là cả một hệ thông mạch điện, từ đơn giản tới phức tạp, và có rất nhiều hệ thống điện phức tạp được thể hiện bằng bản vẽ trong thiết kế nhà ở.
Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về sơ đồ mạch điện, ký hiệu của các bộ phận trong mạch điện ra sao? Chiều của dòng điện được quy ước thế nào?
Bạn đang xem bài: Sơ đồ mạch điện, ký hiệu các bộ phận mạch điện, Quy ước chiều dòng điện và Bài tập – Vật lý 7 bài 21
I. Sơ đồ mạch điện
1. Ký hiệu một số bộ phận mạch điện
– Một số bộ phận mạch điện ký hiệu như sau:
2. Sơ đồ mạch điện
– Mạch điện có thể mô tả bằng sơ đồ
– Từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng
– Có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận trong cùng một mạch điện đơn giản.
II. Chiều dòng điện
• Quy ước về chiều dòng điện: Chiều dòng điện (được biểu diễn bằng mũi tên) là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. (Đi ra cực dương qua các thiết bị rồi đi vào cực âm).
– Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều.
– Chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại có chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện.
III. Bài tập về sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện
* Câu C1 trang 58 SGK Vật Lý 7:
Sử dụng các kí hiệu trên đây, hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 19.3 theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện như trên hình này° Lời giải Câu C1 trang 58 SGK Vật Lý 7:
– Trên mạch điện có: một công tắc K đang mở, một bóng đèn và nguồn điện gồm hai pin mắc nối tiếp nên sơ đồ mạch điện được thể hiện như hình vẽ sau:
* Câu C2 trang 58 SGK Vật Lý 7: Hãy vẽ một sơ đồ khác so với sơ đồ đã cho ở câu C1 bằng cách thay đổi vị trí các kí hiệu trong sơ đồ này.
° Lời giải Câu C2 trang 58 SGK Vật Lý 7:
– Một số sơ đồ mạch điện tương ứng sơ đồ mạch điện ở câu C1:
* Câu C3 trang 58 SGK Vật Lý 7: Mắc mạch điện theo đúng sơ đồ đã vẽ ở câu C2, tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng.
° Lời giải Câu C3 trang 58 SGK Vật Lý 7:
– Đây là bài thực hành, học sinh có thể thực hành trên lớp nếu dưới sự hướng dẫn của thầy/cô khi có đầy đủ thiết bị và dụng cụ thực hành.
* Câu C4 trang 59 SGK Vật Lý 7: Xem hình 20.4 và so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
° Lời giải Câu C4 trang 59 SGK Vật Lý 7:
– Chiều của dòng điện theo quy ước ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn trong dây dẫn kim loại.
* Câu C5 trang 59 SGK Vật Lý 7: Hãy dùng mũi tên như trong sơ đồ mạch điện hình 21.1a để biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện hình 21.1b, c, d.
° Lời giải Câu C5 trang 59 SGK Vật Lý 7:
– Chú ý: Mạch điện kín các êlectrôn dịch chuyển trong dây kim loại từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
– Chiều dòng điện trong dây kim loại ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn.
– Từ chú ý trên, biểu diễn chiều dòng điện như trên sơ đồ sau:
* Câu C6 trang 59 SGK Vật Lý 7: Hãy tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn, vỏ nhựa thường dùng (hình 21.2).
a) Nguồn điện của đèn gồm mấy chiếc pin? Kí hiệu nào cho trong bảng trên đây tương ứng với nguồn điện này? Thông thường, cực dương của nguồn điện lắp ở phía đầu hay phía cuối của đèn pin?
b) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch điện này khi công tắc đóng.
° Lời giải Câu C6 trang 59 SGK Vật Lý 7:
a) Nguồn điện của đèn gồm 2 pin.
– Kí hiệu của nguồn điện này là:
– Thông thường cực dương của nguồn điện được lắp về phía đầu của đèn (về phía bóng đèn).
b) Một trong các sơ đồ có thể là:
Hy vọng với bài viết Sơ đồ mạch điện, ký hiệu các bộ phận mạch điện, Quy ước chiều dòng điện và Bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp