Thuồng luồng xuất hiện trong nhiều văn bản cổ và truyện dân gian của người Việt. Vậy Thuồng luồng là con gì và liệu thuồng luồng có tồn tại trong thực tế không? Hãy cùng các giáo viên của trường Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đi tìm hiểu nhé!
Thuồng luồng là con gì?
Thuồng luồng hay còn gọi là Giao Long là tên gọi của một loài thủy quái dạng rồng trong huyền thoại Á Đông. Đây là một loài sinh vật trong truyền thuyết và chỉ được suy đoán qua hình dung của con người.
Bạn đang xem bài: Thuồng luồng là con gì? Thuồng luồng có thật hay không?
Từ xưa đến nay, trong lịch sử dân gian Việt Nam vẫn lưu truyền thuồng luồng là một con quái vật khổng lồ đáng sợ. Với sức mạnh vô song và quyền năng vô hạn. Nó sống dưới nước, thuộc lớp bò sát với thân hình dài, có 4 chân và vảy.
Có rất nhiều truyền thuyết, giai thoại cổ về con thuồng luồng này. Họ kể lại rằng thuồng luồng có thể nuốt chửng bất cứ con vật nào và chúng thường rình rập để kéo con người xuống nước ăn thịt.
Chính vì vậy, từ ngàn xưa, ở dọc những dòng sông lớn ở miền Bắc hay có những đền thờ thần thuồng luồng.
Thuồng luồng có thật hay không?
Thuồng luồng là sinh vật không có thật. Loài thủy quái này trong hình dung của dân gian có phần giống rồng nhưng không hẳn là rồng. Thuồng luồng thường rất to lớn, có sừng như rồng, thân hình giống rắn, sức mạnh kinh khủng, thậm chí đến mức siêu nhiên. Chúng sống ở những vùng nước lớn và có thể dìm bất cứ ai hay tàu thuyền nào. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thuồng luồng là sinh vật tưởng tượng được “lai ghép” và thần thoại hóa từ đặc điểm của những sinh vật có thật như cá sấu, rắn…, đem lại có chúng sức mạnh khó chống đỡ của loài thủy quái.
Trong nhiều chuyện cổ tích, thuồng luồng còn được coi là hiện thân của vua thủy tề, hà bá hay con cháu của họ, có sức mạnh thần linh. Thuồng luồng thường đại diện cho lực lượng tự nhiên có thể hại người, nhưng nhiều khi cũng cứu giúp người như chuyện Sự tích đầm Mực kể trên. Trong truyện Sự tích hồ Ba Bể, thuồng luồng lại là hóa thân của vị thần muốn thử lòng người trần để trừng phạt những kẻ bất lương. Vị thần này biến thành bà già ăn mày lở loét đi xin ăn ở hội làng nhưng ai cũng mắng đuổi, chỉ hai mẹ con bà góa nghèo cho ăn, cho ngủ.
“Người đàn bà vừa nằm là ngủ liền, tiếng mụ ngáy như sấm. Hai mẹ con nhìn ra thấy chõng sáng rực lên trong bóng tối. Đây không phải là một mụ ăn mày già yếu lở loét nữa mà là một con giao long đang cuộn mình lù lù một đống, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất… Đến sáng hôm sau, khi người mẹ nhìn ra chả thấy giao long đâu cả. Trên chõng, mụ ăn mày đã dậy và sắp sửa ra đi”. Sau khi bày cho hai mẹ con cách tự cứu mình, bà ăn mày biến ra dòng nước lớn từ dưới đất phun lên nhấn chìm cả làng, khiến đất sụt xuống, và hiện nguyên hình thành thuồng luồng. Chỗ đất sụt ấy biến thành hồ Ba Bể.
Giao long – thuồng luồng cũng xuất hiện trong văn hóa Trung Quốc. Sách Hoài Nam Tử chép: ‘Đất Kinh có người tên là Thứ Phi, được bảo kiếm ở đất Can Đội, khi đi về qua sông Giang (Dương Tử), đến giữa sông nổi sóng lớn, có hai con giao long vây lấy thuyền. Thứ Phi bình tĩnh cầm kiếm nhảy xuống sông giao chiến với giao long, sau một trận chiến dữ dội Thứ Phi chặt được đầu giao long, người trong thuyền đều sống cả”. Con giao long trong sách này được miêu tả là “Da nó có từng hột (vẩy dày), người đời cho miệng nó là miệng gươm đao”.
Nhiều tài liệu khác của Trung Quốc cũng kể chuyện gặp giao long trên sông Dương Tử, vì thế các nhà nghiên cứu cho rằng “nguyên mẫu” của loài thủy quái này là loài cá sấu Dương Tử nổi tiếng.
Dưới đây là một số con vật được xem là có vẻ ngoài gần giống với thuồng luồng là con gì để bạn dễ hình dung nhé!
Cá sấu
Trong nhiều câu chuyện, thuồng luồng được miêu tả giống con rắn nhưng có 4 chân, có mào, đẻ trứng. Hình ảnh này được cho là gần giống cá sấu khổng lồ thời cổ đại.
Nó cực kì đáng sợ và có thể thống trị tất cả loài vật.
Rùa mai mềm
Thuồng luồng là con gì cũng từng được mô tả giống con giải khổng lồ. Giải là một loài ba ba lớn cùng chi rùa mai mềm Rafetus với rùa Hồ Gươm, rùa Đồng Mô, sống tại các bãi sông Hồng chảy qua nhiều tỉnh.
Con giải có thân to như cái nong cái nia hoặc manh chiếu, nặng cả tạ có khi đến nửa tấn. Rùa mai mềm thường bò lên bãi cát phơi nắng và đẻ trứng to như trứng ngỗng.
Rắn khổng lồ
Có người lại cho rằng thuồng luồng là một loài rắn vô cùng lớn, giống loài Trăn anaconda nhưng to hơn gấp nhiều lần. Trên đầu nó có mào gần tương tự như hình ảnh con rồng trong truyền thuyết.
Tuy nhiên, tất cả những hình dung trên chỉ là giả thuyết. Vẫn chưa có một ai biết rõ về con thuồng luồng trông như thế nào.
Những hình ảnh miêu tả kì ảo được đặt ra chỉ càng làm cho mọi người thêm tò mò và đặt câu hỏi, rốt cuộc thuồng luồng là con gì?
Những cậu chuyện về thuồng luồng
Thuồng luồng và tục xăm mình tại Việt Nam
Tương truyền rằng vào thời vua Hùng, người dân thường kiếm sống bằng nghề chài lưới nhưng thường bị các loài thủy quái quấy phá. Một hôm vua nói rằng: “Người man ở núi khác với các loài thủy tộc vì chúng ưa cùng loại mà rất ghét những kẻ khác loài, nên mới bị chúng làm hại”.
Vì thế vua bảo mọi người dùng mực vẽ các hình thủy quái lên mình. Từ đó, thuồng luồng trông thấy không quấy phá nữa.
Như vậy có thể thấy, tập tục xăm mình của người Việt thời xưa xuất phát từ nỗi sợ hãi thuồng luồng mà ra. Tục lệ này được duy trì đến hơn 1000 năm, mãi đến thời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt.
Thuồng luồng đầu thai làm hoàng tử nhà Lý
Theo nhiều thần phả, có nàng Nguyễn Thị Hạo, quê ở Đan Phượng (Hà Nội ngày nay). Nàng mới chớm tuổi trăng tròn đã mang sắc đẹp chim sa cá lặn nên may mắn lọt vào mắt xanh của vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072).
Vua liền ưu ái rước nàng vào cung nhưng suốt 4 năm liền nàng vẫn không có con. Một ngày nọ, Nguyễn Thị Hạo cùng thị nữ ra tắm ở Hồ Tây thì bất ngờ có một con thuồng luồng to lớn xuất hiện quấn chặt lấy bà rồi biến mất.
Ngay đêm đó, nhà vua được báo mộng rằng 3 năm sau sẽ có giặc ngoại xâm xâm chiếm đất nước. Thủy thần được lệnh đầu thai làm con vua để đánh giặc giữ nước.
Quả thật sau đó, bà Nguyễn Thị Hạo vợ vua đã mang thai suốt 13 tháng mới sinh ra được một hoàng tử. Cậu bé vừa ra đời đã có 28 vết hằn trên lưng hệt như vẩy rồng, được đặt tên là Hoàng Lang.
Một thời gian sau, giặc Vĩnh Trinh nổi lên làm loạn ở vùng núi phía Bắc. Khi nghe tin, Hoàng Lang bỗng nhiên lắc mạnh người, hóa thành nam nhi cường tráng rồi xin vua cha cấp ngựa cùng quân lính đi đánh giặc.
Mấy tháng sau, chiến thắng trở về, Hoàng Lang không nối ngôi vua mà xin được trở về thủy cung. Đến bờ Hồ Tây, Hoàng Lang biến thành một con thuồng luồng lớn và biến mất luôn dưới hồ từ đó.
Học trò của cụ Chu Văn An hóa thuồng luồng
Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái, khi danh nho Chu Văn An (1292–1370) mở trường dạy học ở quê nhà, có nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số đó có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng, được thầy khen là chăm chỉ. Điều lạ là không ai rõ cậu ấy là ai và ở đâu.
Chu Văn An bèn cho người theo dõi thì thấy người học trò này cứ đến khu đầm Đại thì biến mất, mới biết đó là một thủy thần. Năm đó hạn hán, dân tình đói khổ. Cụ Chu Văn An liền gọi chàng thư sinh là thủy thần đến nhờ giúp đỡ.
Người học trò mới đầu ngần ngại, sau cũng nhận lời và nói với thầy: “Luật trời rất nghiêm nhưng lời thầy bảo cũng rất trọng. Trái ý trời không thể tránh khỏi tội nhưng hủy thân mình để hoàn thành điều nhân, lời dạy của thánh nhân từ xưa không thể bỏ, nay sao dám chối từ.
Con vâng lời thầy là trái lệnh Thiên đình, nhưng con cứ làm để giúp dân. Mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong thầy chu toàn cho”.
Quả thật đêm hôm ấy trời đổ mưa to, giúp dân làng qua cơn nguy đốn nhưng cũng sau hôm ấy, người ta thấy xác một con thuồng luồng lớn nổi ở đầm Nại. Chu Văn An biết đấy là học trò mình vì cứu chúng sinh nên phạm vào thiên quy và bị trừng phạt.
Cụ khóc thương và sai học trò làm lễ an táng. Nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau này đưa vào đình thờ, chính là đình Linh Đàm ở phía Nam Hà Nội ngày nay.
Từ những thông tin trên, các em đã biết được thuồng luồng là con gì và chúng có thật không rồi nhé.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp