Bài 5
Em hãy sưu tầm tranh ảnh, truyện, bài báo, bài thơ, bài hát, ca dao, … về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được với các bạn.
Bạn đang xem bài: Bài 1: Kính yêu Bác Hồ
Lời giải chi tiết:
Những tư liệu về Bác Hồ:
– Hình ảnh:
– Thơ
Cháu nhớ Bác Hồ
Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu
Mắt hiền sáng rực như sao
Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời
Nhớ khi trăng sáng đầy trời
Trung thu bác gởi những lời vào thăm
Đêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn
Theo Thanh Hải – SGK Tiếng Việt lớp 2/ tập 2
– Bài hát:
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng – Phong Nhã
Em mơ gặp Bác Hồ – Xuân Giao
Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác – Hoàng Long – Hoàng Lân
Bác Hồ người cho em tất cả – Hoàng Long – Hoàng Lân
– Ca dao
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Bài 6
Trò chơi “Phóng viên”.
Em hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi. Ví dụ:
– Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
– Quê Bác ở đâu?
– Bác sinh ngày, tháng nào?
– Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào? Ở đâu?
– Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
– Bạn hãy đọc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
– Hãy kể những việc bạn đã làm được trong tuần lễ qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ.
– Bạn hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết.
– Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ nói về Bác Hồ hoặc về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Lời giải chi tiết:
– PV: Chào bạn, sắp tới là kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ. Và chúng mình có thực hiện một trò chơi nho nhỏ là tìm hiểu về Bác. Không biết bạn có muốn chơi không?
– M: Tất nhiên rồi.
– PV: Đầu tiên, Bác sinh ngày tháng năm nào, quê ở đâu?
– M: Bác sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– PV: Chính xác. Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
– M: Tên thật của bác là Nguyễn Sinh Cung, ngoài ra bác còn có rất nhiều tên gọi khác khi hoạt động cách mạng như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh, …
– PV: Hoàn toàn chính xác, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào? Ở đâu?
– M: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội
– PV: Rất chính xác. Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
– M: Chăm chỉ học tập, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô….., hòa đồng với bạn bè, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn…..
– PV: Câu trả lời của bạn rất hay. Bạn hãy đọc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
– M: 1. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
– PV: Hoàn toàn chính xác. Cảm ơn bạn!
Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. (BẢO ĐỊNH GIANG) |
truonghuynhngochue.edu.vn
LT
Kiến thức cần nhớ
– Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà.
– Bác Hồ rất yêu quí và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.
– Kính yêu và biết ơn Bác Hồ chúng ta phải thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
Bài 1
Em hãy tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh dưới đây.
Lời giải chi tiết:
– Ảnh 1: Chúng em ngưỡng mộ bác.
– Ảnh 2: Bác chơi đùa cùng thiếu nhi.
– Ảnh 3: Bác và em.
– Ảnh 4: Bác Hồ phát kẹo cho thiếu nhi.
Bài 2
a) Đọc truyện :
Các cháu vào đây với Bác
Một buổi sáng mùa hè, cô giáo dẫn các cháu học sinh đi chơi vườn Bách Thảo, Hà Nội. Qua Phủ Chủ tịch, Cô chỉ cho các cháu biết đây là chỗ ở và nơi làm việc của Bác Hồ. Như một bầy chim, các cháu ùa vào bám lấy hai cánh cổng sắt để nhìn nhà Bác cho rõ.
Bỗng ở trên thềm Phủ Chủ tịch, Bác Hồ xuất hiện. Bác đứng đó nhìn các cháu. Các cháu cũng đã nhìn thấy Bác. Thế là không nén được niềm vui sướng, cô và các cháu cùng reo lên : “Bác Hồ! Bác Hồ muôn năm !”. Bác vẫy gọi chú bộ đội bảo vệ và bảo : “Chú cho các cháu vào đây với Bác !”
Niềm vui đến thật bất ngờ. Những bàn chân nhỏ bé lon ton chạy lên phía trước, vừa chạy các cháu vừa hô to : “Chúng cháu chào Bác ạ !”. Bác Hồ cũng bước nhanh xuống thềm, Bác dang rộng hai cánh tay đón các cháu. Các cháu quây quẩn bên Bác. Bác vui vẻ dắt tay hai cháu nhỏ nhất và dẫn các cháu đi chơi trong vườn…
Trước khi các cháu ra về, Bác chia kẹo cho các cháu. Bác căn dặn các cháu phải chăm học, vâng lời cha mẹ và cô giáo. Bác hứa cháu nào ngoan, học giỏi Bác sẽ khen. Rồi Bác bắt tay, ôm hôn từng cháu một.
Các cháu ra khỏi cổng Phủ Chủ tịch ngoảnh lại còn thấy Bác vẫn đứng trên thềm nhìn theo, vẫy tay âu yếm tiễn các cháu ra về.
(Theo Đạo đức 2, NXB Giáo dục, 1994)
b) Thảo luận theo các câu hỏi:
– Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
– Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
Lời giải chi tiết:
b) Thảo luận các câu hỏi:
– Bác dành cho thiếu nhi một tình cảm yêu mến vô cùng thân thương và cũng như thế thiếu nhi cũng dành cho Bác sự kính trọng vô cùng.
– Thiếu nhi cần chăm học, vâng lời cha mẹ và cô giáo là để tỏ lòng kính yêu nhất, sâu sắc nhất với bác Hồ.
Bài 3
Em hãy nêu một vài biểu hiện cụ thể của Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
1. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Lời giải chi tiết:
– Một vài biểu hiện cụ thể của Năm điều Bác Hồ dạy:
Chăm chỉ học tập.
Ngoan ngoãn, lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo.
Hòa đồng với bạn bè
Không nói dối, luôn trung thực
Bài 4
Bài 4:
Em đã thực hiện được những điều nào trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
Lời giải chi tiết:
– Với năm điều Bác Hồ dạy em đã và đang luôn cố gắng thực hiện và phát huy để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
– Điều em chưa thực hiện được tốt là học tập tốt, lao động tốt. Khi mà thi thoảng em vẫn còn chểnh mảng, chưa chịu khó học tập. Trong thời gian tới em sẽ cố gắng thật chỉ học tập hơn để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Đạo đức 3