Tác giả: Ying Ying – Ngày đăng: 13-03-2022
Dựa trên thực tế thì dễ thấy không phải chỉ có người nước ngoài mà ngay cả người Việt đôi khi vẫn còn gặp lỗi chính tả khi nói chuyện hay viết thư. Một trong số đó là từ dư giả hay dư dả. Hãy cùng TH Huỳnh Ngọc Huệ tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem bài: Dư Giả Hay Dư Dả Liệu Có Còn Là 1 Câu Hỏi Khó?
Dư giả hay dư dả?
Trước khi đi sâu vào trả lời câu hỏi dư giả hay dư dả mới là cách dùng đúng chính tả thì hãy cùng nhau làm một số phân tích nhỏ để hiểu rõ hơn nhé.
Dư dả nghĩa là gì?
Dư dả là gì? Theo từ điển tiếng Việt, dư dả còn được hiểu là giàu có, dư thừa về của cải, vật chất hoặc tinh thần. Hay nói cách dễ hiểu hơn thì dư dả là một tính từ được dùng để chỉ sự dư thừa, dư ra so với mức bình thường.
Ví dụ như dư dả tài chính, dư dả của cải,…
Dư giả là gì?
Vậy dư giả là gì? Thực tế thì dư giả là một từ sai chính tả và từ này không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt.
Mặc dù trong văn viết khá ít xuất hiện nhưng cụm từ này hay được bắt gặp trong các cuộc nói chuyện đời thường của người Việt.
Dư giả hay dư dả?
Qua những phân tích ở trên chúng ta đã có thể thấy rằng “dư dả” mới là từ đúng chính tả. Còn “dư giả” là từ sai và không có trong từ điển tiếng việt.
Tuy nhiên hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội hay một số bộ phận giới trẻ thường sử dụng từ dư giả như một thói quen. Đây có lẽ đã trở thành một lỗi chính tả thường gặp.
Cách nhận biệt D và Gi
Trên thực tế thì dư giả và dư dả có cách phát âm khá giống nhau. Vì vậy trong khi viết cũng dễ dẫn đến việc viết sai chính tả.
Để phân biệt “d” với “gi”, chúng ta cần tìm hiểu và rèn luyện cách sử dụng thường xuyên để trở nên quen thuộc.
Trước hết, âm đầu “gi” không bao giờ kết hợp với âm đệm. Điều này có nghĩa là “gi” không đứng trước các vần oa, oă, uâ, uê, uy, nên khi gặp những vần nay thì thường đi cùng với “d”.
Ví dụ như doạ nạt, hậu duệ, vô duyên, kiểm duyệt, duy trì,…
Ngoài ra thì có một mẹo để phân biệt “d” và “gi” giúp bạn có thể dễ dàng sử dụng:
- Từ mang dấu nặng hoặc dấu ngã, đa phần đều dùng “d”
- Từ mang dấu sắc hoặc hỏi, đa phần đều dùng “gi”
- Từ mang dấu huyền hoặc thanh ngang, đồng thời âm chính là nguyên âm khác âm a thì dùng “d”: Dân dã, do dự,…
Một số lỗi chính tả thường gặp khác
Một số lỗi chính tả không chỉ người nước ngoài học tiếng Việt mà ngay cả một số người Việt cũng thường xuyên gặp phải như:
- Bàn hoàn – Bàng hoàng
- Bánh giày – Bánh dày
- Chéo ngoe – Tréo ngoe
- Chỉnh chu – Chỉn chu
- Dằng xé – Giằng xé
- Dãy nảy – Giãy nảy
- Dãy dụa – Giãy giụa
- Dấu diếm – Giấu giếm
- Dở trò – Giở trò
- Sai sót hay sai xót
- Chín mùi hay chín muồi
- Tựu chung hay tựu trung
- Vô hình chung hay vô hình trung
- Nhậm chức hay nhận chức
- Chẩn đoán hay chuẩn đoán
Cách giảm thiểu lỗi chính tả
Lỗi chính tả là một trong những lỗi khiến bạn dễ gặp phải nhiều trường hợp dở khóc dở cười và thậm chí là để lại ấn tượng xấu trong mắt người khác. Vậy có cách nào để khắc phục vấn đề này không nhỉ? Cùng tìm hiểu nhé.
Đầu tiên, hãy cố gắng luyện phát âm chuẩn bằng cách nghe những bài học tiếng Việt hay đọc sách cũng là một phương pháp rất hiệu quả trong việc giảm lỗi chính tả.
Có thể bạn chưa biết nhưng có rất nhiều luật chính tả để bạn nhanh chóng khắc phục như:
- Âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê.
- Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch. Như: chăn, chiếu,…chuột, chó,…
- Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, sung, sắn, sim, su su, sầu riêng, sáo, sâu,…
Ngoài ra, có một cách khá nhanh chóng và tiện lợi cho những bạn đã đi làm đó là sử dụng những phần mềm sửa lỗi chính tả hay dùng google docs.
Xem thêm:
Trên đây là tất tần tật những chia sẻ của TH Huỳnh Ngọc Huệ để giúp bạn phân biệt được đột xuất hay đột suất? Nếu thấy có ích thì đừng quên Like, Share và thường xuyên ghé thăm TH Huỳnh Ngọc Huệ để có thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp