Tiếng Việt rất phong phú và đôi khi có một số từ rất dễ khiến cho chúng ta nhầm lẫn. Đặc biệt người Việt thường rất hay nhầm lẫn không biết bao giờ nên sử dụng “trở lên hay trở nên”. Hãy cùng TH Huỳnh Ngọc Huệ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trở lên hay trở nên
Đây là hai từ rất dễ gây nhầm lẫn trong cách dùng.
Trong rất nhiều trường hợp thì ngay kể cả người lớn hay những người ít khi sai chính tả cũng khó có thể phân biệt được lúc nào nên dùng từ “lên” hay từ “nên”
Trở lên nghĩa là gì?
Trở lên trước hết là một tính từ. Nó được sử dụng để diễn tả sắc thái, tình trạng của sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.
Từ “lên” thì là một động từ mang nghĩa là di chuyển. Ví dụ như là lên bờ, lên xe…
Hoặc từ “lên” còn được dùng để chỉ số lượng tăng hay là đạt được một mức nào đó, cấp cao hơn. Ví dụ: lên giá, lên cấp một…
Trở nên nghĩa là gì?
Bạn đang xem bài: Trở Lên Hay Trở Nên? Từ Nào Mới đúng Chính Tả?
Còn trở nên là một động từ được dùng để diễn tả kết quả tiếp theo, hình thành hay sự thay đổi của một cái gì đó.
Từ “nên” được sử dụng để chỉ lời khuyên, cần và đáng phải làm một cái gì đó.
Ví dụ như là nên tập thể dục, nên học ngôn ngữ mới, nên đi khám bác sĩ…
Ngoài ra nó được dùng để chỉ sự hình thành một dạng không cụ thể, dạng mà mắt thường không thể nhìn thấy.
Ví dụ như là “nên người”.
Hoặc từ “nên” được dùng còn để chỉ một hệ quả nào đó.
Ví dụ: Vì trời rét nên A được nghỉ học.
Trở lên hay trở nên?
Cả hai từ này đều đúng chính tả và đều có trong từ điển Tiếng Việt. Tuy nhiên cách dùng của hai từ này thì khác nhau và tùy vào từng ngữ cảnh mà dùng cho hợp lý.
Ví dụ nếu muốn nói sức khỏe tốt hơn thì bạn nói là “ Sức khỏe của tôi trở nên tốt hơn”.
Còn từ trở lên ví dụ như bạn nói là “ Tuổi kết hôn với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên”.
Do đó bạn có thể thấy là cách dùng trở lên hay trở nên này khá là khó và rất dễ gây hiểu nhầm. Bởi vì cách phát âm và cách dùng rất khó phân biệt.
Để có thể khắc phục được tình trạng này, bạn có thể đọc nhiều sách báo hơn để nâng cao vốn từ của mình.
Trường hợp sử dụng “lên” và “nên”
Đây là hai từ mà nhiều người lớn vẫn còn rất dễ nhầm lẫn và chưa thực sự hiểu rõ tính chất của hai từ này, nên dùng trong hoàn cảnh nào…
- Khi nào dùng từ “lên”?
Chúng ta dùng từ ‘lên’ để chỉ hướng đi.
Ví dụ: Anh đi lên phía trước.
Từ ‘lên’ để chỉ sự di chuyển
Ví dụ: Anh ta đã lên xe rồi
Từ ‘lên’ để chỉ sự phát triển
Ví dụ: Thành phố A đã lên đô thị loại I rồi.
- Khi nào dùng từ ‘nên’?
Khi đưa ra lời khuyên
Ví dụ: Anh nên đi khám bác sĩ
Để biểu một dạng không cụ thể, mắt thường không nhìn thấy được
Ví dụ: Em phải cố gắng học hành chăm chỉ để nên người
Để nói về mối quan hệ nguyên nhân -kết quả
Ví dụ: Vì chăm học nên A được điểm 10
Ví dụ dùng ‘lên’ và ‘nên’
Bạn đọc có thể tham khảo một số ví dụ để phân biệt được hai từ ‘lên’ và ‘nên’ trong chính tả.
- Làm nên kỳ tích
- Hôm nay tôi đi lên Hà Nội
- Viết bài lên giấy
- Ông tôi đã xây dựng lên ngôi nhà này
- Năm nay, tôi lên lớp 12
- Anh đã gây nên thảm họa rồi
- Dạy con nên người
- Vì bạn chăm nên bạn được học sinh giỏi
Cách giảm thiểu lỗi chính tả
- Luyện tập thật nhiều
Ông bà ta xưa nay vẫn có câu “trăm hay không bằng tay quen”. Thường xuyên luyện cho mình thói quen viết đúng chính tả.
Mỗi khi bạn ngờ ngợ ra từ nào đó, không chắc chắn là mình viết đúng chính tả hay chưa thì hãy tra từ đó luôn và cố gắng ghi nhớ nó.
Rất nhiều người biết rằng là mình có thể là mình dùng từ sai nhưng vì ngại tra từ hay nghĩ rằng là mình đọc vẫn hiểu là được.
Từ đó hình thành thói quen không tốt và cho rằng từ đó là đúng nên vẫn cứ sử dụng.
- Sửa ngay cả trong khi nói
Nhiều người cho rằng chỉ có văn viết mới cần chỉn chu trong câu chữ. Còn nói thế nào mà người ta vẫn hiểu là được.
Nhưng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi vì chúng ta thường có xu hướng là nói thế nào thì viết thế ấy. Nên nếu bạn nói sai thì rất dễ viết cũng bị sai theo.
Chính vì thế ngay cả trong văn nói thì đúng chính tả cũng vô cùng quan trọng. Bạn có thể tập luyện bằng cách nhìn gương nói chuyện và chỉnh sửa nó.
Hoặc có thể nhờ một người bạn của mình cùng luyện tập và cùng sửa.
- Sửa lỗi chính tả cho người khác
Thực tế cho thấy có rất nhiều người dễ dàng nhận ra sai lầm của người khác nhưng lỗi của bản thân lại rất khó nhận ra.
Khi bạn nhận thấy có ai đó nói sai thì bạn có thể sửa giúp họ và cũng lấy đó làm kinh nghiệm cho bản thân mình luôn.
- Ghi nhớ những từ khó
Tiếng việt có rất nhiều từ dễ gây nhầm lẫn và khó khăn cho người dùng. Do đó bất kì khi nào bạn gặp những từ khó như là cổ súy, viển vông… thì hãy cố gắng ghi nhớ nó.
Việc ghi nhớ này sẽ giúp cho bạn hình thành một thói quen và tự sẽ nói đúng cũng như viết đúng.
Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu thêm thông tin về sử dụng trở lên hay trở nên. Nếu thấy bài viết trên hữu ích hãy like, share, comment để ủng hộ TH Huỳnh Ngọc Huệ có thể tiếp tục ra thêm nhiều nội dung thú vị hơn nữa nhé.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp