SEA Games – Nơi ươm mầm tài năng tầm cỡ thế giới và khu vực. Đây cũng là đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á, để 11 quốc gia có cơ hội tích lũy kinh nghiệm để vươn tầm tới những cuộc thi tầm cỡ thế giới. Mời bạn cùng TH Huỳnh Ngọc Huệ tìm hiểu thật chi tiết về chủ đề SEA Games là gì? SEA Games tổ chức ở đâu? SEA Games tổ chức mấy năm 1 lần? trong bài viết sau đây nhé!
- Tổng hợp Giftcode Thần Thú AFK mới nhất và cách nhập code năm 2022
- ĐỘI HÌNH MORDEKAISER – DRAVEN | GÕ ĐỐI THỦ KHÔNG THƯƠNG TIẾC
- Nuôi bò thịt bao lâu thì bán được? Cách nuôi bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao
- TOP những seed minecraft pe 1.18 tốt nhất
- DTCL Mùa 6: Hướng dẫn Top đội hình Học Giả phối hợp mạnh nhất Rank Thách Đấu 12.1
Bạn đang xem bài: SEA Games Là Gì? Tổng Quan Về đại Hội Thể Thao Đông Nam á
Advertisement
SEA Games là gì?
SEA Games là viết tắt của từ gì?
SEA Games là gì? SEA Games là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Southeast Asian Games – Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Đại hội thể thao Đông Nam Á”,
SEA Games là gì?
SEA Games là gì? Southeast Asian Games – Đại hội thể thao Đông Nam Á là một sự kiện thể thao được tổ chức từ năm 1959 đến nay, với sự tham gia của 11 nước trong khu vực Đông Nam Á.
Advertisement
SEA Games được tổ chức hai năm một lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội Thể thao châu Á. Những môn thể thao tổ chức trong đại hội do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á điều hành với sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.
Lịch sử của SEA Games
SEA Games là gì? SEA Games bắt dầu được đặt nền nóng từ năm 1958 tại Tokyo. Ngày 22/05/1958, các nước Đông Nam Á tham gia Đại hội thể thao châu Á lần III. Nhằm mục đích nâng cao tinh thần đoàn kết, hữu nghị trong khu vực, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan khi đó cùng các quốc gia Đông Nam Á thành lập Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation – SEAP Games Federation) và thống nhất sự kiện này sẽ được tổ chức hai năm một lần vào những năm lẻ.
Advertisement
Tháng 6/1959, Ủy ban Liên đoàn SEAP Games được thành lập tại BangKok. Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc gia Thailand, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đầu tiên đồng thời Quy chế và Ban chấp hành của Liên đoàn cũng được thống nhất từ đây.
Tháng 12/1959, kỳ SEAP Games đầu tiên được tổ chức tại Thái Lan với 12 nội dung thi đấu và 527 vận động viên tham gia đến từ 6 quốc gia. Bao gồm: Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào .
Tháng 8/1975, Indonesia và Philippines gia nhập liên đoàn. Cũng trong thời gian này, Liên đoàn thể thao Đông Nam Á đã được đổi tên thành “Đại hội Thể thao Đông Nam Á” . Sau đó, Liên đoàn tiếp tục kết nạp thêm các thành viên là Indonesia, Brunei và Đông Timor. Nâng tổng số quốc gia tham gia SEA Games tính đến thời điểm hiện tại là 11.
Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2022), đã có 28 kỳ SEA Games được tổ chức. Thailand và Malaysia là những quốc gia có số lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á nhiều nhất (6 lần); Singapore, Indonesia và Philippines xếp thứ hai (4 lần), Myanmar xếp thứ ba(3 lần).
Việt Nam hai lần đăng cai SEA Games. Trong khi đó Brunei, Lào và Campuchia mới chỉ đăng cai tổ chức một lần.
Thailand và Indonesia hiện đang cùng nhau ở vị trí cao nhất với 10 lần dẫn đầu đoàn. Tiếp theo là Myanmar 2 lần, Việt Nam và Philippines với 1 lần dẫn đầu. Cùng đó là hàng ngàn những kỷ lục về thể thao được thiết lập và phá vỡ.
Có thể nói đây chính là cơ hội tuyệt vời để các vận động viên Đông Nam Á tham gia cọ sát, nâng cao kinh nghiệm và tinh thần hướng tới những cuộc thi quy mô lớn hơn như Đại hội Thể thao châu Á, Olympic.
Các nước tham dự SEA Games
Như đã nêu trong phần lịch sử hình thành SEA Games, tính đến thời điểm hiện tại có 11 quốc gia Đông Nam Á tham gia SEA Games. Bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timor, Brunei, Myanmar.
Ý nghĩa của SEA Games
SEA Games là sự kiện thể thao lớn của khu vực Đông Nam Á, mang đến nhiều ý nghĩa đối với các quốc gia thành viên tham dự.
Đại hội thể thao góp phần thúc đẩy sự đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trở nên gắn kết hơn. Mối quan hệ ngoại giao giữa nhiều vùng lãnh thổ từ đó cũng cởi mở và hòa nhã hơn. Đồng thời đẩy mạnh mối quan hệ ngoại giao giữa các nước thành viên trong khu vực và dần dần xóa nhòa ranh giới giàu, nghèo. Kinh tế, chính trị trong khu vực cũng được thu hẹp, cải thiện hơn thông qua việc giao lưu thi đấu.
Ngoài ra, SEA Games còn là sân chơi lành mạnh, lớn nhất khu vực Đông Nam Á để giúp các vận động viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và hòa nhập hơn vào môi trường đa quốc gia. Không ngừng nâng cao thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao. Là đòn bẩy để thể thao các quốc gia nói riêng và Đông Nam Á nói chung vươn tầm thế giới.
Các kỳ đại hội SEA Games
Các kỳ đại hội SEA Games | Năm diễn ra | Quốc gia đăng cai |
SEA Games lần thứ 1 | 1959 | Thái Lan |
SEA Games lần thứ 2 | 1961 | Myanmar |
SEA Games lần thứ 3 | 1965 | Malaysia |
SEA Games lần thứ 4 | 1967 | Thái Lan |
SEA Games lần thứ 5 | 1969 | Myanmar |
SEA Games lần thứ 6 | 1971 | Malaysia |
SEA Games lần thứ 7 | 1973 | Singapore |
SEA Games lần thứ 8 | 1975 | Thái Lan |
SEA Games lần thứ 9 | 1977 | Malaysia |
SEA Games lần thứ 10 | 1979 | Indonesia |
SEA Games lần thứ 11 | 1981 | Philippines |
SEA Games lần thứ 12 | 1983 | Singapore |
SEA Games lần thứ 13 | 1985 | Thái Lan |
SEA Games lần thứ 14 | 1987 | Indonesia |
SEA Games lần thứ 15 | 1989 | Malaysia |
SEA Games lần thứ 16 | 1991 | Philippines |
SEA Games lần thứ 17 | 1993 | Singapore |
SEA Games lần thứ 18 | 1995 | Thái Lan |
SEA Games lần thứ 19 | 1997 | Indonesia |
SEA Games lần thứ 20 | 1999 | Brunei |
SEA Games lần thứ 21 | 2001 | Malaysia |
SEA Games lần thứ 22 | 2003 | Việt Nam |
SEA Games lần thứ 23 | 2005 | Philippines |
SEA Games lần thứ 24 | 2007 | Thái Lan |
SEA Games lần thứ 25 | 2009 | Lào |
SEA Games lần thứ 26 | 2011 | Indonesia |
SEA Games lần thứ 27 | 2013 | Myanmar |
SEA Games lần thứ 28 | 2015 | Singapore |
SEA Games lần thứ 29 | 2017 | Malaysia |
SEA Games lần thứ 30 | 2019 | Philippines |
SEA Games lần thứ 31 | 2022 | Việt Nam |
Một số thông tin về SEA Games 31 ở Việt Nam
Thời gian tổ chức
Dự kiến theo đúng kế hoạch tổ chức 2 năm một lần và vào những năm lẻ như thường lệ, SEA Games 31 sẽ được tổ chức từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, sự kiện đã bị hoãn lại và tổ chức sang năm 2022.
SEA Games 31 sẽ được tổ chức chính thức tại Hà Nội từ ngày 12/5/2022 đến 23/5/2022. Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á kể từ SEA Games lần thứ 22 diễn ra vào năm 2003.
Theo kế hoạch số 41/KH-UBND mới được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành. Lễ khai mạc SEA Games 31 sẽ diễn ra lúc 20:00 ngày 12/5/2022 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Lễ bế mạc được tổ chức lúc 20:00 ngày 23/5/2022 tại Cung điền kinh Hà Nội (gần khu vực sân Mỹ Đình).
Cả hai buổi lễ này đều được đài truyền hình VTV tường thuật trực tiếp.
Địa điểm
SEA Games là gì? SEA Games 31 được tổ chức ở đâu?
Địa điểm chính diễn ra sự kiện SEA Games 31 là thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Hà Nội sẽ đóng vai trò trung tâm chính cùng 11 tỉnh thành lân cận, bao gồm: Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang hỗ trợ tổ chức các nội dung thi đấu của Đại hội…
Các quy tắc đặc biệt vì lý do dịch bệnh
Theo thông báo từ ban tổ chức, SEA Games 31 sẽ có 40 môn thể thao với hơn 520 nội dung thi đấu khác nhau, thu hút sự tham gia của hàng ngàn VĐV đến từ 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Ban tổ chức SEA Games đã hết sức chú trọng thực hiện các biện pháp phòng, chống và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Đảm bảo an toàn tốt nhất phục vụ cho Đại hội diễn ra thuận lợi, thông suốt, an toàn và thực hiện đúng yêu cầu.
Một số quy tắc đặc biệt vì lý do dịch bệnh đã triển khai để chuẩn bị cho SEA Games như sau:
- Những người đủ điều kiện nhập cảnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ hoặc bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh virus SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ. Đối với khách mời cấp Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên, Trưởng, phó Đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 không bắt buộc phải có giấy xác nhận xét nghiệm hoặc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh, không yêu cầu phải cách ly.
- Đối với vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, cần có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ hoặc được lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh virus SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ trước khi thi đấu (đối với các nội dung có khoảng thời gian thi đấu cách nhau trên 3 ngày thì phải xét nghiệm ít nhất 3 ngày/lần).
- Các trường hợp có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hoặc mắc Covid-19 không tham gia thi đấu, phục vụ SEA Games 31 và thực hiện việc cách ly, điều trị theo hướng dẫn.
- Khán giả tham dự theo dõi trực tiếp thi đấu không phải lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
- Tổ chức chia khu vực sân vận động và kiểm soát ra vào đối với Lễ khai mạc và bế mạc SEA Games 31. Kiểm soát số lượng thành viên tối thiểu mỗi khu vực. Bố trí lối đi riêng cho khách mời, đại biểu, Đoàn thể thao khi tổ chức lễ Khai mạc và bế mạc.
- Thực hiện giám sát y tế nghiêm ngặt tại nơi tổ chức sự kiện. Tổ chức khử khuẩn bên trong khu vực thi đấu trước 1 ngày diễn ra thi đấu. Vệ sinh tại vị trí tiếp xúc thường xuyên 2 lần/ngày
- Bố trí lối đi riêng cho vận động viên, ban huấn luyện, trọng tài, Ban Tổ chức các trận đấu. Bố trí phòng cách ly tạm thời khi phát hiện có trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19.
- Các đoàn thể thao tham dự SEA Game 31 có vận động viên, thành viên nhập viện điều trị sẽ tự trả tiền viện phí cho cơ sở điều trị; hạn chế ra khỏi khu vực lưu trú nếu không cần thiết và thực hiện di chuyển một chiều từ nơi lưu trú đến nơi tập luyện, thi đấu và ngược lại.Những người tiếp xúc gần với trường hợp có xét nghiệm virus SARS-CoV-2 dương tính hoặc mắc Covid-19 trong thời gian thi đấu, phục vụ sẽ được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và xử lý theo hướng dẫn.
- Có phương án bố trí nhân lực, trang thiết bị và thực hiện thông tin báo cáo để đảm bảo phòng chống dịch. Tùy theo tình hình dịch diễn biến, Ban tổ chức cũng dự phòng 3 kịch bản tổ chức thi đấu, gồm: Thi đấu kín hoàn toàn; Giới hạn số lượng khán giả; Đầy đủ khán giả.
Biểu tượng của SEA Games
SEA Games là gì? Cách đây 17 năm, khi Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games 22, Trâu vàng đã được lựa chọn là linh vật và để lại nhiều ấn tượng đối với các quốc gia thành viên tham dự.
SEA Games 31, Sao La được lựa chọn là linh vật, biểu tượng cho Đại hội thể thao Đông Nam Á diễn ra tại Việt Nam. Trong thời gian diễn ra SEA Games 31, 60.000 linh vật Sao La bằng bông sẽ được trao tặng cho các Đoàn Thể thao/vận động viên và bán lẻ phục vụ người hâm mộ
Tại sao Sao la được chọn là linh vật SEA Games 31?
Tác phẩm Sao la của họa sĩ Ngô Xuân Khôi đã vinh dự được lựa chọn là biểu tượng của sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á lần thứ 31. Theo lý giải của Ban tổ chức, Sao la là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới và hiện đang được xếp hạng bảo tồn nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam. Loài động vật quý hiếm với các đốm trắng trên mặt và cặp sừng thẳng dài chọn khu vực sinh sống là vùng rừng núi kỳ vĩ nhưng hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào.
Sao la được mệnh danh là “Kỳ lân Châu Á” bởi sở hữu vẻ đẹp kiêu hãnh, sự bí ẩn và cổ đại của mình. Điểm nổi bật nhất của Sao la có lẽ là cặp sừng thẳng, thuôn dài, tạo thành hình chữ V ở cả con đực và con cái. Cặp sừng chữ V như viết tắt của Việt Nam và cũng là từ “Victory” – là biểu tượng chiến thắng.
Ban tổ chức SEA Games 31 nói riêng và người dân Việt Nam nói chung hy vọng giới thiệu với bạn bè trong khu vực và quốc tế về những giá trị rất đặc biệt mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước Việt Nam. Đồng thời truyền cảm hứng tinh thần bảo vệ thiên nhiên, tinh thần thể thao, tinh thần SEA Games của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Bài hát chủ đề SEA Games 31
Ca khúc “Hãy tỏa sáng” với tên tiếng Anh là “Let’s shine” đã trở thành ca khúc chính thức cho SEA Games 31.
Bài hát chủ đề “Hãy tỏa sáng” do nhạc sĩ Huy Tuấn sáng tác và được thể hiện bởi các ca sĩ: Tùng Dương, Văn Mai Hương, Hồ Ngọc Hà, Isaac và rapper Đen Vâu bằng 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
Lấy cảm hứng từ những khoảnh khắc đáng nhớ về kỳ SEA Games đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức vào năm 2003, MV ca nhạc “Hãy tỏa sáng” (Let’s shine) sẽ tái hiện cảm xúc, giúp mọi người sống lại trong niềm vinh quang của sự kiện thể thao lịch sử.
Ngoài ra, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam và tinh thần đoàn kết của toàn khối Đông Nam Á cũng được lồng khép rất khéo léo vào bài hát.
MV ca nhạc Hãy tỏa sáng – Let’s shine đã được ra mắt trên các nền tảng truyền thông chính thức của SEA Games 31 vào ngày 18/4.
Xem thêm: Lời bài hát Hãy tỏa sáng [Let’s Shine]- Bài hát chính thức SEA Games 31
Một số thông tin gây tranh cãi
Tranh cãi về linh vật
Việc lựa chọn linh vật cho SEA Games 31 đã gây nên một cuộc tranh cãi khi có nhiều ý kiến trái chiều đưa ra. Nhiều người cho rằng chúng ta có thể tiếp tục sử dụng linh vật Trâu Vàng bằng cách vẽ lại bằng một hình tượng khác đi. Tương tự như Thái Lan từng sử dụng biểu tượng vui về mèo qua các kỳ SEA Games 1995, 2007 hay Singapore cũng sử dụng sư tử ở SEA Games 1993 và 2015.
Cuối cùng, linh vật Sao la được lựa chọn. Theo ý nghĩa mà ban tổ chức đưa ra vì: “Với sự bí ẩn, quý hiếm và độc đáo, sao la là một trong những loài được chú trọng bảo tồn nhất trên thế giới, không chỉ đối với WWF mà còn của nhiều tổ chức bảo tồn quốc tế. Với vẻ đẹp kiêu hãnh, sự bí ẩn và cổ đại, sao la được mệnh danh là “Kỳ lân châu Á”.
Tranh cãi về bộ nhận diện
Càng gần thời gian diễn ra đại hội, trên mạng xã hội lan truyền càng nhiều những hình ảnh gây tranh cãi đến từ những bộ nhận diện SEA Games. Dư luận được phen dậy sóng trước những lỗi sai chính tả cơ bản từ tiếng Anh đến tiếng Việt, hay thiết kế hình ảnh.
Tiểu ban Thông tin – Truyền thông đã lên tiếng phản hồi cụ thể về vấn đề này như sau: “Mới đây, trên một số trang mạng xã hội, chủ yếu là từ Facebook của một vài cá nhân đã phát tán về hình ảnh bộ nhận diện SEA Games 31. Những lời lẽ, ngôn từ mà nhóm người này nhận định về thiết kế, màu sắc, bố cục của bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31 là phiến diện, chưa hoàn toàn đúng.
Hiện tại, nhiều hình ảnh và biểu tượng các môn thi đang được thiết kế lại nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiện đại và phù hợp với nguyên tác của tác giả cũng như xu hướng thiết kế đồ họa quốc tế hiện nay.
Bộ nhận diện cũng có nhiều thay đổi và chưa được cập nhật mới trên website của Ban tổ chức cũng như của Tổng cục Thể dục Thể thao. Ban tổ chức đã tiếp thu những ý kiến đóng góp của người hâm mộ và các cơ quan chức năng, đồng thời đã tiến hành rà soát và phối hợp rất tích cực với các cơ quan thông tấn báo chí sao cho công tác tuyên truyền đạt hiệu quả nhất”
Tranh cãi về việc cổ vũ các môn thi đấu thể thao
Bóng đá luôn là môn thể thao tốn nhiều giấy mực và thu hút các cổ động viên máu lửa nhất. Tối ngày 8/5, trận đấu giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Philippines diễn ra trên sân Việt Trì đã tạo nên một cuộc tranh cãi nảy lửa từ hành động cổ vũ bằng giấy vệ sinh của các cổ động viên trên khán đài.
Hàng ngàn khán giả đã đồng loạt ném các cuộn giấy vệ sinh trước khi trận thi đấu diễn ra, tạo hình ảnh vô cùng đẹp mắt. Dù vậy, sau khi trận đấu kết thúc, giấy vệ sinh đã thực sự trở thành thảm họa trên sân Việt Trì. Các công nhân lao công đã mất rất nhiều thời gian mới có thể thu dọn sạch được những tàn tích còn sót lại, nhất là sau khi trời mưa khiến số giấy trở nên nát vụn và khó làm sạch hơn rất nhiều.
Các câu hỏi thường gặp
SEA Games mấy năm 1 lần?
Theo quy định của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, sự kiện thể thao này sẽ được diễn ra khoảng 2 năm 1 lần và được tổ chức vào các năm lẻ.
Những quy định chi tiết về lịch thi đấu hay các điều chỉnh thay đổi đều phải được thông qua cơ quan giám sát hội đồng Olympic châu Á hay Ủy ban Olympic quốc tế.
SEA Games 31 được tổ chức ở đâu?
Mỗi kỳ Seagame sẽ có 1 quốc gia đăng cai đứng lên tổ chức theo thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Anh. Những trường hợp đến lượt đăng cai mà không thể tổ chức phải báo lại với ban tổ chức ít nhất 1 năm.
SEA Games có bao nhiêu môn thi đấu?
Theo quy định của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, nước chủ nhà đăng cai SEA Games sẽ phải chọn ra tối thiểu 22 môn thi đấu theo cơ cấu sau:
- 2 môn thi đấu bắt buộc từ Nhóm 1 như điền kinh và các môn thể thao dưới nước.
- Tối thiểu 14 môn thi đấu từ Nhóm 2 là các môn thể thao bắt buộc ở Thế vận hội và Đại hội thể thao Châu Á.
- Tối đa là 8 môn thi đấu từ Nhóm 3 bao gồm: Võ gậy, bóng chày, thể hình, cờ vua, đánh bài bridge, khiêu vũ thể thao, bơi bằng chân vịt, bóng sàn, bóng ném, kenpo. Bên cạnh đó là 5 môn phối hợp hiện đại như dù lượn, các môn thể thao trượt patin hay ván, đua thuyền, bóng bầu dục, leo núi thể thao, đá cầu, bóng mềm, quần vợt mềm, đua thuyền truyền thống và võ vovinam.
Mỗi môn thi đấu sẽ không được chiếm nhiều hơn 5% trong tổng số huy chương. Đối với mỗi môn thi đấu và các nội dung thi, phải có tối thiểu ít nhất là 4 quốc gia tham dự.
Ngoài ra, các môn thi đấu trong Thế vận hội và Đại hội thể thao Châu Á cũng phải được ưu tiên.
Địa điểm thi đấu SEA Games phải treo bao nhiêu lá cờ?
Ngoài 11 lá cờ đại diện cho 11 nước thành viên SEA Games tính đến thời điểm hiện tại, ở những địa điểm thi đấu SEA GameS sẽ treo thêm 1 lá cờ nữa của Liên đoàn.
Lá cờ này có màu xanh lam nhạt, tượng trưng cho màu nước hay màu trời bao quanh các nước Đông Nam Á. Giữa lá cờ còn có 11 vòng vàng tượng trưng cho 11 quốc gia thành viên. Các vòng tròn này được kết vào nhau nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình, hữu nghị.
Một số câu hỏi thường gặp
Việt Nam đã đăng cai bao nhiêu lần SEA Games?
Đến nay, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức 2 lần SEA Games vào năm 2003 và 2022
Việt Nam vô địch bao nhiêu lần môn bóng đá Nam SEA Games?
Trong tất cả các kỳ SEA Games trước đó, Bóng đá nam đã vô địch 1 lần vào năm 2019 tại Manila, Philippines
TH Huỳnh Ngọc Huệ hy vọng rằng với những thông tin về SEA Games trong bài viết, các độc giả đã có thêm nhiều hiểu biết và tự tin trước câu hỏi SEA Games là gì? Việt Nam vinh dự và tự hào là quốc gia đăng cai tổ chức SEA Games 31. Chúng ta hãy cùng nhau đưa đất nước và con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới. Từ đó lan tỏa thông điệp theo đúng tinh thần “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn” nhé!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp