Ông bà ta có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ hay và “Môi hở răng lạnh” là một trong số đó. Vậy bạn đã hiểu rõ môi hở răng lạnh là gì chưa? Nếu chưa thì TH Huỳnh Ngọc Huệ sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây!
Bạn đang xem bài: Môi Hở Răng Lạnh Là Gì? Giải Thích ý Nghĩa Tục Ngữ Việt Nam
Advertisement
Môi hở răng lạnh là gì?
Môi hở răng lạnh có nghĩa là gì? Để giải nghĩa một câu thành ngữ, ta cần phân tích cả nghĩa đen và nghĩa bóng của nó.
Nghĩa đen của môi hở răng lạnh là gì?
Trước hết, môi và răng là hai bộ phận cơ thể. Chúng nằm gần nhau và có liên quan với nhau. Hoạt động của bộ phận này có thể ảnh hưởng đến bộ phận. Môi ở phía trước và che chắn cho hàm răng nên nếu môi hở thì gió lùa vào sẽ làm răng bị lạnh hoặc tê buốt.
Advertisement
Nghĩa bóng của môi hở răng lạnh là gì?
Từ nghĩa đen ta có thể suy ra nghĩa bóng của môi hở răng lạnh là: người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt phải luôn yêu thương, đùm bọc nhau, nếu không thì sẽ gây tổn hại cho nhau cũng giống như môi hở thì răng sẽ lạnh.
Advertisement
Môi hở răng lạnh trong tiếng Anh là gì?
Vậy trong tiếng Anh, môi hở răng lạnh nghĩa là gì? Khi nói chuyện với người nước ngoài, bạn có thể dùng câu: If the lips are gone, the teeth will grow cold để diễn đạt ý tương tự câu môi hở răng lạnh.
Câu chuyện về câu thành ngữ môi hở răng lạnh
Một ngày nọ, hàm răng mắng cái môi rằng:
– Ngươi cứ suốt ngày ngậm miệng ăn tiền, nhưng hễ có miếng gì ăn ngon là ngươi chực sẵn thừa cơ đớp lấy. Còn ta suốt ngày cứ phải nhai đến mỏi cả hàm.
Cái môi tức giận liền đáp:
– Ta ở phía trước, ta che chắn cho mi. Mi là đứa sinh sau, chỉ có việc nhai mà thôi, của ngon vật lạ mi dùng cả, còn tị nạnh gì.
Hàm răng cự cãi:
– Ta suốt ngày ở phía trong, bị ngươi che lấp hết cả, chỉ khi cười đùa, ngươi mới chịu mở miệng ra. Thành thử ai người ta biết được răng ta màu đen hay trắng.
Cái môi nuốt giận bảo:
– Vậy mi có thích ta suốt ngày mở miệng ra cho người ta nhìn thấy mi không? Được! ta sẽ chiều theo ý mi.
Từ đấy y lời cái môi cứ cong cớn lên, hở ra mà cười suốt ngày.
Mùa đông gió lạnh, cái môi càng cong lên. Nó ngày ngày siêng năng buôn chuyện với mọi người.
Chỉ chờ có thế, cô gió lạnh lùng lợi dụng lúc môi cong lên, hở ra liền chui vào trong mồm. Hàm răng bị gió rét làm tê buốt cả chân răng. Lúc ấy, nó mới kêu lên:
– Chị môi ơi, chị ngậm miệng lại đi. Cứ thế này thì răng tôi lạnh lắm.
Người ta biết cái quy luật của đời thì cũng biết thêm cái thân phận mình, tị nạnh nhau biết đâu lại lợi bất cập hại. Ở đời anh em, cha mẹ, bạn bè, làng xóm, rộng ra là đồng bào phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Môi với răng gắn với nhau như anh em ruột thịt nên có câu: “Như môi với răng” là vậy.
Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh – NXB Thông tấn
Xem thêm: Cần cù bù cái gì? Giải mã câu hỏi viral nhất mạng xã hội gần đây
Môi hở răng lạnh có ý nghĩa là gì?
Ý nghĩa của thành ngữ môi hở răng lạnh là khuyên mọi người sống phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác, đặc biệt là người thân trong gia đình. Mỗi khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống, hãy ở bên an ủi, động viên và giúp họ vượt qua thử thách.
Họ là gia đình của ta, là những người luôn yêu thương ta nên đừng vô tâm với họ. Câu thành ngữ này đã được ông bà ta đúc kết và truyền dạy từ đời này sang đời khác. Vì thế nó có ý nghĩa giáo dục quan trọng giúp hình thành giá trị đạo đức truyền thống của người Việt.
Xem thêm: Vô thường là gì? Làm sao để giữ tâm an giữa thế sự vô thường
Các câu thành ngữ tương tự
Ngoài Môi hở răng lạnh, ta còn có các câu thành ngữ khác với ý nghĩa tương tự về sự đùm bọc, yêu thương giữa người trong gia đình như:
- Máu chảy ruột mềm
- Lá lành đùm lá rách
- Máu chảy ruột mềm
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Bài viết trên đã giúp bạn giải nghĩa môi hở răng lạnh là gì. Đừng quên Like, Share và thường xuyên ghé thăm TH Huỳnh Ngọc Huệ để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp