Có rất nhiều nguyên nhân làm bụng cồn cào khi mang thai nhưng phần lớn đều có liên quan đến khẩu phần dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ. Vậy vì sao lại có tình trạng này và nên khắc phục thế nào? Mẹ hãy tham khảo bài viết sau với Viknews nhé.
Video mang thai đói bụng liên tục
Bạn đang xem bài: Tại sao nhiều bà bầu thấy bụng cồn cào khi mang thai
Nguyên nhân khiến bụng cồn cào khi mang thai
Nguyên nhân hàng đầu lý giải cho hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu ở mẹ bầu chính là do bé bị đói. Khi bé đói, mẹ cũng cảm thấy bụng bị cồn cào và đây là lúc mẹ cần dùng bữa càng sớm càng tốt hoặc mẹ nên nạp các món ăn vặt cho bà bầu để cơn đói bị khống chế tạm thời. Nếu để bụng đói quá lâu, bé sẽ có nguy cơ mắc béo phì sau khi sinh ra, nguyên do là vì cơ thể của bé đã hình thành thói quen tích trữ chất béo.
Một điều phụ nữ nào khi làm mẹ cũng cần biết là khi bé càng lớn thì lượng thức ăn mẹ cần phải tiêu thụ sẽ càng nhiều. Khi đến tam cá nguyệt thứ hai, mẹ sẽ cảm thấy rất nhanh đói vì đây là giai đoạn bé phát triển mạnh. Chính vì vậy, mẹ hãy thường xuyên lắng nghe cơ thể mình để kịp thời cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của bé, đảm bảo con khỏe mạnh và bình an chào đời.
Ngoài ra, bụng cồn cào khi mang thai còn có thể do một số các nguyên nhân khác như uống quá nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, ăn quá nhanh, ăn ít, hormone nội tiết tố thay đổi, cơ thể thiếu chất xơ hoặc thần kinh căng thẳng.
Bà bầu bụng cồn cào khó chịu
Ngoại trừ nguyên nhân do thai nhi bị đói, các bác sĩ sản khoa đã tìm ra được khoảng 9 nguyên nhân phổ biến có thể khiến mẹ bầu gặp phải hiện tượng cồn cào, xót ruột khi mang thai, đó là:
- Uống quá nhiều nước: Mặc dù mẹ bầu được khuyến khích uống nhiều nước, tuy nhiên nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng no ngang, khiến mẹ bầu ăn ít lại và điều đó dẫn đến nhanh đói hơn.
- Ăn nhiều thức ăn cay nóng: Các loại thức ăn có mùi vị cay sẽ kích thích lớp lót dạ dày, tăng nguy cơ bị loét dạ dày. Đau do loét dạ dày ở mức độ nhẹ sẽ gần giống với cảm giác đói bụng cồn cào.
- Thay đổi hormone: Khi mang thai lượng hormone trong cơ thể mẹ sẽ bị thay đổi đáng kể và tình trạng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu có thể do mẹ bầu bị ốm nghén từ việc thay đổi hormone.
- Ăn quá nhanh: Ăn quá nhanh dẫn đến việc não bộ vẫn chưa được kích hoạt các trung tâm bảo dưỡng, tức là cảm giác đói vẫn chữa được ức chế (vẫn cảm thấy đói).
- Ăn ít: Các nhà khoa học đều không khuyến khích chế độ ăn cho hai người tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá ít sẽ không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho con và mẹ cũng sẽ dễ bị đói hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc bằng đường uống như corticosteroid, somatropin có thể khiến bụng mẹ bầu bị cồn cào liên tục.
- Nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm giun sán có thể làm gia tăng sự thèm ăn, bởi những ký sinh trùng này sẽ “ăn cắp” chất dinh dưỡng của cơ thể, dẫn đến sự thiếu hụt.
- Thiếu chất xơ: Chất xơ giúp làm chậm sự hấp thụ thực phẩm, tăng lượng glucose trong máu, từ đó làm tăng cảm giác no. Do vậy, thiếu chất xơ sẽ khiến mẹ bầu mau đói và bụng cũng nhanh cồn cào hơn.
- Căng thẳng: Những bà bầu nào quá căng thẳng thường sẽ hay bị đói và thèm ăn liên tục, bởi căng thẳng sẽ kích thích cơ thể phải ăn nhiều để chống lại stress.
Khắc phục đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai
Bụng nóng cồn cào khi mang thai không phải là tình trạng quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể khắc phục một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian hồi phục sức khỏe nhanh hay chậm còn phụ thuộc khá nhiều vào ý thức của mẹ bầu trong việc tạo cho mình một thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Thông thường, triệu chứng bụng nóng cồn cào ở mẹ bầu không nhất thiết phải dùng thuốc. Mẹ bầu chỉ cần điều chỉnh và lưu ý thêm một số vấn đề trong chế độ ăn uống cũng như lối sinh hoạt hằng ngày là có thể đẩy lùi bệnh tình một cách nhanh nhất. Cụ thể hơn là một số vấn đề dưới đây được chuyên gia nhấn mạnh:
1. Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Một trong những nguyên tắc hàng đầu mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bà bầu cần điều chỉnh là xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Một chế độ uống khoa học mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đủ khỏe mạnh, dạ dày không có thèm ăn và khắc phục được tình trạng bụng nóng cồn cào.
Đặc biệt, để khắc phục tình trạng bụng cồn cào và loại bỏ hiện tượng táo bón, khó tiêu, xót ruột khi mang thai, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều chất xơ. Nguồn chất xơ dồi dào nhất là có từ rau xanh và trái cây tươi.
Ngoài bữa ăn chính, bà bầu có thể ăn thêm những bữa ăn phụ để bổ sung thêm một số dưỡng chất khác mà bữa ăn chính không có. Điều này cũng có thể khắc phục được tình trạng bụng cồn cào.
Hơn thế nữa, bà bầu cũng cần tránh các món ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, cay nóng hay uống nhiều nước ngọt và nước tăng lực. Đây đều là những thủ phạm khiến dạ dày co thắt dẫn đến chướng bụng và ợ hơi.
2. Ăn chậm rãi và ăn đủ bữa
Ăn chậm nhai kỹ là một trong những vấn đề mà phụ nữ mang thai không thể bỏ lơ. Việc ăn chậm sẽ giúp cơ thể đủ thời gian để hấp thụ đủ những dưỡng chất thiết yếu. Trong khi đó, nhai kỹ thức ăn giúp nước bọt tiết ra từ khoang miệng có chứa các enzym tiêu hóa và làm giảm gánh nặng cho dạ dày. Tuy nhiên, ăn quá no cũng là vấn đề không hề tốt cho bà bầu.
Bên cạnh đó, bà bầu nên lựa chọn và chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm để cho việc tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng được dễ dàng. Đồng thời, điều này còn tránh tạo áp lực quá lớn cho dạ dày. Hơn thế nữa, nên chia nhỏ bữa ăn chính trong ngày thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ bao gồm bữa ăn chính và bữa ăn phụ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất dinh dưỡng thiết yếu.
3. Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn
Ngoài việc ăn đủ liều lượng, ăn đủ dinh dưỡng thì mẹ bầu cũng nên uống đủ lượng nước mỗi ngày. Theo tiêu chuẩn của chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là đủ, bao gồm cả nước lọc và nước ép từ hoa quả. Tuy nhiên, tương ứng với mỗi thời kỳ tam nguyệt, mẹ bầu nên lựa chọn loại nước ép hay nước trái cây sao cho phù hợp. Đồng thời, bà bầu không nên uống nước trước và sau bữa ăn để tránh cảm giác sôi bụng.
4. Luôn giữ cho thần kinh được thư giãn
Trong suốt thời kỳ mang thai, chị em phụ nữ nên biết cân bằng công việc và cuộc sống. Điều này, sẽ giúp ổn định thần kinh và điều hòa được tâm trạng. Đồng thời, không nên làm việc quá sức hay lao động nặng nhọc. Loại bỏ những thói quan xấu làm ảnh hưởng đến hệ tiêu háo như thức khuya, uống nhiều đồ uống có cồn, chất kích thích.
Thêm vào đó, bà bầu nên vận động thường xuyên bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, vươn vai, vặn mình hay có thể tham gia vào những lớp học yoga, khiêu vũ dành cho bà bầu để tăng cường hoạt động tiêu hóa và hạn chế tình trạng chướng bụng. Một lưu ý khác, mỗi ngày nên dành ít nhất 30 – 45 phút để đi bộ sau mỗi bữa ăn tối.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp