Tổng hợp

Thai bị bóc tách không nên ăn gì ? và thai bị bóc tách nên ăn gì

Như chúng ta đã biết thai bị bóc tách là hiện tượng khá phổ biến mà mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng đầu thai kỳ. Rất nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, đứng ngồi không yên. Trong trường hợp bóc tách túi thai dưới 50%, khả năng giữ thai vẫn còn khá cao nên ngoài việc làm theo hướng dẫn của bác sỹ, nghỉ ngơi, mẹ bầu có thể tham khảo thêm bài viết của Viknews Việt Nam dưới đây để biết thai bị bóc tách không nên ăn gì.

Video cách dưỡng thai khi bị bóc tách

Bạn đang xem bài: Thai bị bóc tách không nên ăn gì ? và thai bị bóc tách nên ăn gì

Thai bị bóc tách là gì?

Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai. Tình trạng này dẫn đến dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Nếu vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nó sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu chỉ là 1 góc của túi thai, bác sĩ sẽ đo và báo cho bà bầu biết cụ thể tỷ lệ bóc tách như 5%, 10%, 15%… Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa.

Boc tach tui thai la gi Boc tach tui thai la gi

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bị bóc tách túi thai

Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể bị nhầm lần trong những tuần đầu thai kỳ về hiện tượng này. Do thai còn quá nhỏ chưa lấp đầy thể tích buồng tử cung nên khoảng trống giữa túi thai và lòng tử cung bị chẩn đoán nhầm là túi thai bị bóc tách. Một số bác sĩ đã nhầm lẫn giữa hiện tượng sinh lý bình thường và một bệnh lý khi siêu âm thai. Nhầm lẫn thường xảy ra vào những tuần đầu thai kỳ, nhất là từ 7-9 tuần.

Nguyên nhân bị bóc tách được lý giải có thể do thai bất thường, thai không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ. Theo cơ chế tự nhiên, bào thai đó sẽ chết và bị đẩy ra khỏi tử cung. Bóc tách túi thai trên 50% rất khó giữ được thai. Ngoài ra, còn có thể do:

  • Thai phụ có tử cung dị dạng, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…
  • Mẹ bầu mắc phải những bệnh như u xơ tử cung, thường là u xơ tử cung dưới niêm mạc, dính buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung trong cơ.
  • Do bà bầu nghiện rượu, cà phê, thuốc lá, các chất kích thích hoặc có những hoạt động quá mạnh.
  • Thai phụ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng hay nấm, nhiễm chất độc (chì, thủy ngân).
  • Thai phụ bị suy hoàng thể, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường…

Dấu hiệu cơ bản của bóc tách túi thai là ra máu âm đạo. Tình trạng bong tách túi thai cũng thể gây ra hiện tượng đau bụng.

Thai bị bóc tách không nên ăn gì

Mẹ bầu không may rơi vào trường hợp bị bóc tách túi thai nhưng với tỷ lệ bóc tách ít thì nên kiêng cử trong vấn đề sinh hoạt hằng ngày và đặc biệt là nên lưu ý chế độ ăn uống. Cần cân nhắc kỹ lưỡng nên và không nên ăn những gì trong giai đoạn này để bảo vệ thai nhi. Bao gồm:

cYAmDxbZLGkPmWtGfqp5N3eZ9n9oKt259x2kn 6HzHY2UKlWA0B73xy6rXF9F8RDsnftEXOu E DXnJvZ0yEXtsLr6Ddg2NN1J13=rp v1 e97 cYAmDxbZLGkPmWtGfqp5N3eZ9n9oKt259x2kn 6HzHY2UKlWA0B73xy6rXF9F8RDsnftEXOu E DXnJvZ0yEXtsLr6Ddg2NN1J13=rp v1 e97

  • Không ăn những nhóm thực phẩm sống, hoặc tái chín, các loại gỏi
  • Không ăn thực phẩm có tính hàn như: nghêu, sò, ốc, hến,…
  • Không ăn những loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, khó tiêu,…
  • Tránh xa các loại rau củ gây co bóp tử cung: đu đủ xanh, dứa, rau ngót, rau sam, ngải cứu,…
  • Không nên sử dụng các loại đồ uống có ga, rượu bia hay sử dụng thuốc lá và các chất kích thích có hại cho cơ thể.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian mẹ bầu khi bị thai bị bóc tách nên ăn nhiều củ gai tươi, lá khoai sọ hay bổ sung vào thực đơn hằng ngày những món cháo bổ dưỡng như cháo hạt sen, cháo cá chép để giúp thai ổn định hơn, hạn chế tình trạng bóc tách cũng như bảo vệ sự an toàn cho thai nhi trong bụng mẹ.

Thai bị bóc tách nên ăn gì?

Đây là câu hỏi khiến nhiều mẹ cảm thấy băn khoăn khi rơi vào tình trạng này. Theo kinh nghiệm từ dân gian, khi bị bóc tách túi thai mẹ nên sử dụng củ gai tươi, lá khoai sọ và một số món cháo bổ dưỡng khác.

1. Củ gai tươi

Theo y học cổ truyền, củ gai tươi là một vị thuốc có tác dụng an thai an toàn, ngoài ra còn có tác dụng chữa bong màng nuôi, tụ dịch dưới màng, bong thai hiệu quả.

Củ gai có tính ấm, ngọt. Mẹ có thể nướng chín và ăn liên tục trong vòng 3 ngày là sẽ thấy rõ được những hiệu quả tích cực.

2. Lá khoai sọ

thai bi boc tach nen an gi2 thai bi boc tach nen an gi2

Thai bị bóc tách nên ăn lá khoai sọ

Lá khoai sọ có vị cay và tính mát. Bà bầu khi sử dụng lá khoai sọ sẽ giảm thiểu được lo âu, chữa tiêu chảy và cầm mồ hôi rất tốt. Dùng lá khoai sọ phơi khô, sắc với 400 ml nước đun cạn cho tới khi còn 1/4. Uống ngày 2 lần liên tục trong nhiều ngày sẽ có tác dụng an thai rất tốt.

3. Một số loại cháo

Bên cạnh việc cải thiện tình trạng bóc tách túi thai bằng củ gai và lá khoai sọ, mẹ cũng có thể dùng các món cháo như cháo hạt sen, cháo cá chép,… Cũng có công dụng khá hiệu quả.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button