Phân của trẻ sơ sinh sẽ phản ánh sức khỏe của trẻ. Thời gian đầu sau khi được sinh ra, trẻ sẽ có phân su, được hình thành trong ruột trẻ từ lúc còn nằm trong bụng mẹ. Sau khi hết phân su trẻ sẽ đi ngoài bình thường. Thường trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối nhiều mẹ coi là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, mẹ không nên coi thường vì đây lại có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó. Cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối và cách khắc phục tình trạng này.
- Mol là gì? Khối lượng Mol là gì? Cách tính khối lượng Mol và thể tích Mol
- LMHT: Bang chính thức cô khai cầu hôn cô bạn gái là nữ MC xinh đẹp của LCK
- Hướng dẫn thêm mod vào Friday Night Funkin’
- Bài thu hoạch cá nhân về kết quả học tập, quán triệt Nghị quyết XII 3 bài thu hoạch học tập Nghị quyết XII của Đảng
- Top 10 Thương hiệu trà atiso được ưa chuộng nhất hiện nay
Video nguyên nhân trẻ sơ sinh đi phân thối
Bạn đang xem bài: Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối có sao không? Có phải là biểu hiện của bệnh?
Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?
Mùi của phân trẻ rất quan trọng để mẹ căn cứ vào đó biết trẻ có bị bệnh gì không. Trẻ được sinh ra đời sẽ có môi trường sống khác hẳn trong bụng mẹ. Những ngày sau sinh, ở trẻ sẽ xuất hiện phân su màu xanh đen, không mùi, rất dính.
Sau 3 ngày thì phân su sẽ hết, phân sau đó sẽ có màu nâu, rồi chuyển sang vàng đậm, mềm, mùi chua nhưng không thối, mỗi ngày đi ngoài từ 5 đến 6 lần/ngày nếu trẻ bú mẹ.
Nếu trẻ sơ sinh uống thêm sữa công thức sẽ đi ngoài ít hơn khoảng 2, 3 lần/ngày. Phân hơi cứng, màu vàng nhạt và có mùi thối.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối do nguyên nhân tự nhiên
Có nhiều nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi thối mà không phải là vì bệnh tật.
Trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh ị thối và hiện tượng này rất phổ biến nếu trẻ gặp phải những lý do sau:
Do thực phẩm mẹ ăn
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến dinh dưỡng trẻ hấp thu được, sức khỏe nói chung cũng như mùi phân của trẻ. Có thể mẹ đang ăn nhiều bông cải xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa, lúa mì…
Do trẻ uống sữa công thức
Phân của trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng bởi những thứ trẻ ăn, điều này khá giống người lớn. Khi trẻ uống sữa công thức, phân sẽ chứa nhiều lưu huỳnh, có mùi mạnh hơn so với bé bú sữa mẹ nên sẽ dễ bị mùi thối.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối do bệnh lý
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối không phải lúc nào cũng là bình thường, đây có thể do trẻ đang mắc phải một trong những vấn đề sau:
Bị rối loạn đường tiêu hóa
Nếu trẻ đang bị các bệnh về tiêu hóa như ỉa chảy, tiêu hóa kém, nhiễm trùng ruột…
Trẻ bị xơ nang
Trẻ bị xơ nang nếu bị tổn thương phổi do thiếu dinh dưỡng. Nếu bị, phân trẻ sẽ có mùi rất thối.
Không dung nạp được lactose
Đường lactose rất quan trọng, có trong sữa mẹ và sữa công thức, đem lại nhiều ích lợi cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh tiêu hóa kém và không dung nạp được lactose nên một số lactose sẽ không thể hấp thụ được mà bị tống qua ruột già, khi đi ngoài sẽ có mùi thối.
Trẻ dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn gây hại và vi khuẩn có lợi trong đường tiêu, khiến phân trẻ có mùi thối.
Bị nhiễm virut Rota
Bị nhiễm virut Rota gây tiêu chảy cũng được biểu hiện bằng trẻ đi ngoài phân có mùi thối.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối mẹ nên làm gì để khắc phục?
Nhiều mẹ nghĩ phân trẻ có mùi thối là bình thường nhưng đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh như đã nêu ở trên.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần thực hiện theo những lời khuyên sau:
Chế độ ăn của mẹ
Đối với chế độ ăn của mẹ, cần bổ sung nhiều chất xơ hơn. Bên cạnh đó các vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ
Lời khuyên này sẽ giúp tăng lợi khuẩn đường ruột cho trẻ để cải thiện tình trạng trẻ đi ngoài có mùi thối.
Đổi sữa công thức
Mẹ có thể trao đổi thêm với bác sỹ để lựa chọn loại sữa công thức phù hợp hơn cho trẻ. Do sữa không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân khiến phân có mùi thối.
Đưa trẻ đi khám bác sỹ
Phân lỏng có mùi thối là biểu hiện của tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, trẻ kèm theo một số biểu hiện quấy khóc, nôn, sốt dễ gây mất nước, tử vong. Tốt nhất, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa ngay lặp tức.
Vệ sinh đồ dùng cho trẻ
Môi trường sống ô nhiễm, vi khuẩn khắp nơi có thể tấn công, đe dọa sức khỏe trẻ bất cứ lúc nào. Nên mẹ cần thường xuyên vệ sinh đồ chơi, bình sữa, dụng cụ cho trẻ ăn…để đảm bảo vệ sinh, an toàn, giúp tránh đi ngoài bị thối.
Bé 2 tháng tuổi đi ngoài có mùi thối
Ngoài các thay đổi bình thường, phân bé có mùi thối có thể là do bé gặp vấn đề về đường tiêu hóa, không dung nạp thức ăn. Ngoài ra sự thay đổi đột ngột về mùi thối, đặc biệt kèm theo các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, đi ngoài ra chất nhày thường báo hiệu bé gặp vấn đề bất ổn về sức khỏe
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu
Việc trẻ đi ngoài ra máu nhầy cũng có thể do mắc viêm loét đại tràng. Loại bệnh này gây nên các biến chứng gây nguy hiểm như suy dinh dưỡng, tắc nghẽn đường ruột, viêm khớp, viêm da,… Đặc biệt, trẻ còn có thể bị viêm ruột hoại tử nếu phân có sợi máu. Đây là trường hợp nghiêm trọng, thường xảy ra ở trẻ sinh non
- Trẻ đi ngoài mùi trứng thối
Xì hơi có mùi như trứng thối có thể tương tự như mùi lưu huỳnh. Sữa mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xì hơi có mùi trứng thối ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, khi bạn ăn trứng, thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm chứa lưu huỳnh có thể dẫn đến xì hơi mùi trứng thối ở trẻ bú mẹ
- Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài màu xanh
Trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi đi ngoài màu xanh có thể là do sữa đầu của mẹ có nhiều đường, ít chất béo và lượng lactose không được cân bằng với lượng chất béo. Điều này khiến ruột của con hoạt động quá mức, tiêu hóa lượng sữa đầu rất nhanh đẫn đến tình trạng phân lỏng hoặc chuyển sang màu xanh và có bọt.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc liên quan đến việc trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối. Mẹ nên tìm hiểu được nguyên nhân chính xác dẫn đến điều này để có biện pháp điều trị cho trẻ.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp