Hơ lá trầu là một trong những bí quyết dân gian, giúp mẹ đẹp con khỏe và đã được rất nhiều mẹ bỉm tin tưởng áp dụng. Tuy nhiên, không phải hiểu hết công dụng của trầu không cũng như biết thực hiện đúng phương pháp này. Hiểu được điều đó, hôm nay chúng tôi xin mách bạn cách hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh cũng như giải thích cụ thể về công dụng của chúng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Nào, chúng ta hãy cùng Viknews Việt Nam tham khảo nhé!
- Chất là gì? chất tinh khiết và hỗn hợp là gì? cách phân biệt chất và vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp – Hóa 8 bài 2
- Hướng dẫn tạo avatar Anime có tên mình trực tuyến
- Mâu thuẫn biện chứng là gì? Ví dụ mâu thuẫn biện chứng trong cuộc sống
- SaaS là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình SaaS như thế nào?
- 1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu vậy nhỉ?
Video cách hơ lá trầu cho bé
Bạn đang xem bài: Bạn đã biết cách hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh chưa?
Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì
Tinh dầu có trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, giúp ứng chế vi khuẩn, kháng nấm và rất nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe con người.
Đối với phụ nữ, trầu không giúp làm sạch vùng kín, chữa trị và phòng tránh một số bệnh phụ khoa thông thường. Đặc biệt, xông hơ trầu không đúng cách còn giúp “cô bé” hồng khít như thời con gái. Những chị em không may gặp các vấn đề về da sau sinh, nếu kiên trì đắp lá trầu không mỗi ngày tình trạng trên cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Riêng đối với bé, trầu không mang đến vô số lợi ích. Cụ thể như:
Nếu trẻ hay khóc đêm hoặc mắc bệnh vặt, mẹ hãy dùng 3 – 5 lá trầu không hơ ấm rồi đặt lên lưng, mông, đùi của trẻ. Thực hiện vài lần tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm dân gian và vẫn chưa có căn cứ khoa học.
Xem thêm: Bật mí cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm cực đơn giản nhưng hiệu quả tức thì
Hơ lá trầu không là bài thuốc trị nứt cục cho trẻ vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị một vài lá trầu không rửa sạch rồi hơ ấm. Sau đó đặt lá vào thóp bé, giữ khoảng 10 phút đến khi lá hết ấm rồi lấy ra, cho trẻ ti mẹ bình thường.
Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên rất tốt cho việc giảm đau. Nếu không may trẻ bị trầy xước hay tổn thương mô mềm, phát ban hay sưng viêm. Bạn chỉ cần lấy một vài lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần sẽ giúp giảm đau đáng kể.
Tuy nhiên, không nên đắp trực tiếp lên vết thương hở sẽ dễ khiến vết thương nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn.
-
Chữa đau bụng đầy hơi
Đây là cách chữa đau bụng đầy hơi vô cùng đơn giản, chỉ cần hơ lá trầu không, đắp và vuốt lên bụng cho bé theo chiều từ trên xuốn dưới. Thực hiện trong 5 phút, mỗi ngày 2 lần sáng chiều. Chứng đau bụng đầy hơi của bé sẽ được cải thiện đáng kể.
Hơ lá trầu không và đắp lên ngực bé. Cách thực hiện cũng tương tự như những cách ở trên.
Một số lưu ý khi hơ lá trầu không cho trẻ
Tuy lá trầu không rất tốt nhưng chúng ta cũng không nên quá lạm dụng bài thuốc này. Để đạt hiệu quả tối đa khi hơ lá trầu không chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra nhiệt độ trước khi áp lá trầu vào cơ thể bé. Tuyệt đối không hơ khi lá trầu còn quá nóng vì làn da bé khá mỏng manh sẽ rất dễ bị tổn thương.
- Tuyệt đối không nên hơ trực tiếp lên vết thương hở vì dễ gây nhiễm trùng.
- Không cho bé uống nước cốt trầu không. Đây được xem là bài thuốc trị ho dân gian được nhiều người tin tưởng áp dụng. Khi trẻ ho kéo dài, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhằm xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
- Nên xông lá trầu ở nơi thoáng đãng, có không khí đối lưu. Tuyệt đối không nên xông lá trong phòng kín, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Nếu có sử dụng lá trầu không để làm nhỏ cửa mình tại nhà, chị em cần chuẩn bị một chiếc ghế xông và xông ở nhiệt độ thích hợp. Tránh làm bỏng rát vùng kín khi xông.
Xông hơ lá trầu không là một bài thuốc dân gian được khá nhiều chị em tin tưởng áp dụng. Giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và chữa một số bệnh thông thường mà không cần dùng đến thuốc tây. Tuy nhiên, khi áp dụng chị em cần theo dõi phản ứng trên cơ thể trẻ. Nếu có những biểu hiện bất thường nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý phù hợp. Như thế sẽ chữa trị kịp thời nhanh chóng, giúp bé cưng nhanh chóng khỏe lại, cũng như tránh được việc bệnh trở nặng thêm.
Cách xông hơ cho em bé sau sinh
Lá trầu được xem như một người bạn đồng hành thân thiết với chị em phụ nữ trong suốt kỳ ở cử cũng bởi nhiều công dụng chữa bệnh, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé trong thời gian cho con bú. Giúp chị em đảm bảo kiêng cử và chăm sóc tốt cho sức khỏe.
Cách hơ la trầu cho be gái
Bước 1: Chuẩn bị lá trầu không.
Bố mẹ tìm mua lá trầu rõ nguồn gốc, không dùng lá trầu có phun thuốc trừ sâu, lựa chọn lá lành, không có sâu hại. Rửa sạch lá trầu với nước muối loãng rồi để cho ráo nước.
Bước 2: Hơ lá trầu không
Dùng bếp điện (khuyến khích) để hơ nóng lá trầu không. Trường hợp dùng bếp than bố mẹ nên mở cửa, tránh trường hợp khói than làm trẻ bị ngạt. Hơi vò lá trầu để lấy tinh chất rồi hơ lá trầu không khoảng 1-2 phút trên bếp.
Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của lá trầu không
Khi cảm thấy lá trầu đã đủ nóng, đặt lá trầu không lên cổ tay để kiểm tra lại một lần nữa. Hãy đảm bảo lá trầu nóng vừa đủ không gây hại cho bé.
Bước 4: Xông hơ lá trầu cho trẻ
Khi đã chắc chắn nhiệt độ lá trầu vừa đủ, tiến hành hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh
- Hơ bụng 10 lần để giúp trẻ ít bị lạnh.
- Hơ ngực và lưng 15 lần để giữ ấm phổi.
- Hơ đỉnh đầu 10 lần để ấm mỏ ác (thóp) đang còn rộng ở trẻ.
- Hơ vùng bẹn của bé 5 – 7 lần.
Mỗi vị trí, mẹ cần hơ kỹ một chút sẽ càng tốt cho bé nhà mình. Hơ lá trầu không cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện đều đặn trong vòng 1 – 2 tháng. Điều này sẽ giúp bé được cứng cáp và sau này ít đau.
Cách hơ la trầu cho bé trai sơ sinh
Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Lá trầu không: 5 lá.
- Nước sạch: 2 lít.
- Muối hột sạch.
Bước 2 – Đun nước tắm
- Cắt nhỏ lá trầu không sau đó cho vào đun sôi trong 15 phút. Cho thêm vài hạt muối sạch.
- Đổ nước qua khăn xô để tách lọc phần lá và phần nước.
- Nước sôi để cho nước nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh vừa mức tắm cho trẻ.
Đun nước lá trầu không tắm cho trẻ giúp trị rôm sảy
Cách hơ lá trầu không trị bệnh cho trẻ
- Mẹ chuẩn bị 5-7 lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch sau đó hơ nóng trên bếp.
- Hơ trực tiếp trên bếp củi hoặc bếp than hoa.
- Cách hơ lá trầu bằng bếp ga, bếp từ hoặc bếp hồng ngoại: Đặt một nồi nước nóng lên bếp (chỉ cho ít nước cho nhanh sôi). Rửa thật sạch vung nồi. Khi thấy nồi đã nóng, đặt lá trầu lên trên vung nồi để hơ cho nóng. Nếu có chảo sạch, mẹ có thể đặt thẳng lên chảo khô đã đun nóng.
- Lá trầu khi được hơ nóng sẽ giúp cho tinh dầu trong lá trầu được kích hoạt và khuếch tán ra bên ngoài. Do đó có thể phát huy tác dụng nhanh và nhiều hơn.
- Cách hơ lá trầu không cho bé trai: Thực hiện như trên nhưng chỉ dùng 7 lá trầu không.
- Cách hơ lá trầu không cho bé gái: Tương tự như trên nhưng dùng 9 lá trầu không.
Hơ lá trầu không trên bếp than hoa
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại đã cho ra đời vô số phương pháp chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé an toàn. Chị em có thể tham khảo tại wesite hoặc fanpage Viknews Việt Nam để rõ hơn về vấn đề này nhé!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp