Bò là loại gia súc đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Bò có thể được nuôi lấy sữa hay để làm giống,… Hiện nay bò thịt được rất nhiều hộ gia đình lấy làm mục tiêu chăn nuôi. Vậy nuôi bò thịt bao lâu thì bán được? Cách nuôi bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế tối đa. Hôm nay, Viknews Việt Nam sẽ cung cấp thêm kiến thức về lĩnh vực này tới bạn nhé!!!
- Dòng điện trong chất khí, Quá trình dẫn điện tự lực, Tia lửa điện và Hồ Quang điện – Vật lý 11 bài 15
- Doki Doki Literature Club Plus: Những mẹo người mới bắt đầu nên biết
- Bác Hồ sinh năm bao nhiêu? Quá trình Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
- Kiến thức bài Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo
- Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức?
Video nuôi bò thịt bao lâu
Bạn đang xem bài: Nuôi bò thịt bao lâu thì bán được? Cách nuôi bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao
Nuôi bò thịt ở nước ta
Bò được coi là gia súc chính ở nước ta, hầu như ở các vùng quê mỗi gia đình thường nuôi từ 2-3 con bò để tạo thêm thu nhập cho gia đình. Không những thế hiện nay, các trang trại chăn nuôi bò lấy thịt được dựng lên khá nhiều với số lượng từ vài trăm đến vài nghìn con vừa cung cấp lượng thịt bò lớn cho thị trường, bên cạnh đó lại tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân xung quanh khu vực.
Nuôi bò thịt ở nước ta
Ngoài bò thịt, các hộ dân và trang trại còn nuôi bò sữa, bò để làm giống. Tuy nhiên, những loại giống này không được mở rộng rộng rãi bởi vì quy trình chăn nuôi có phần phức tạp và khắt khe hơn bình thường. Chính vì nguyên nhân này mà bò thịt vẫn được coi là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Nuôi bò thịt bao lâu thì được thì bán?
Nuôi bò bao lâu thì bán được : Theo như nhiều chuyên gia nông nghiệp đã nghiên cứu, bò thịt chỉ nên nuôi tối đa 20 tháng tuổi là có thể giết thịt. 20 tháng không phải là một con số mà các chuyên gia tự nghĩ ra mà đều có cơ sở của nó.
Nuôi bò thịt bao lâu thì được bán
Bò là loại gia súc phát triển theo từng giai đoạn. Giai đoạn bò phát triển mạnh mẽ nhất là vào khoảng thời gian mà bò được sinh ra đến khi trưởng thành phát triển tính dục, tức là vào khoảng 18-20 tháng tuổi. Và thời gian tiếp đó đến 5 năm thì bò phát triển chậm tiến tới giai đoạn ngừng sinh trưởng. Từ đó, có thể thấy 20 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để đem lấy thịt vì lúc này chất lượng thịt đem lại rất tốt, thịt có màu đỏ săn chắc, không quá mềm như của bê cũng như không quá rắn và dai như của bò trưởng thành.
Một số giống bò được nuôi phổ biến ở Việt Nam
Bò được nuôi ở nước ta chủ yếu là loại bò vàng truyền thống. Giống bò này thường có khối lượng nhỏ trung bình từ 150-200kg nên lượng thịt xẻ ra tương đối ít, vóc dáng bé còn được gọi là bò cóc. Tuy nhiên, giống bò này có ưu điểm rất lớn đó là thích nghi rộng, dễ chăn nuôi, chống chịu bệnh tốt, đẻ nhiều. Hiện nay, bò vàng đang được tích cực nhân rộng giống lai tạo với các loại như bò Sind, bò Brahmau, bò Sahiwal,…. để tạo ra con lai có khối lượng lớn mà lại có khả năng chống chịu với các loại bệnh tốt.
Giống bò được nuôi nhiều ở Ba Vì
Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi bò thịt rộng rãi ở nước ta, nhiều giống bò thịt đã được nhập khẩu về như bò Droughmaster có khả năng kháng một số bệnh thích hợp cho việc chăn nuôi ở khu vực nóng ẩm nước ta, khối lượng thịt lớn mà thịt lại săn chắc, trông rất bắt mắt. Bên cạnh đó, giống bò siêu thịt của Bỉ cũng rất được ưa chuộng với khối lượng đến hơn một tấn.
Nuôi bò thịt theo giai đoạn là gì và Quy trình chăn nuôi bò thịt
a) Nuôi bê từ 1 – 5 tháng tuổi.
– Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi, nuôi bê tại nhà cạnh mẹ, luôn giữ ấm tránh gió lùa, cho bê nằm chỗ khô sạch.
– Từ tháng thứ 2, tập cho bê ăn cỏ xanh phơi khô được nắng. Cỏ tươi rửa sạch để ráo, cho bê ăn thức ăn xanh và thức ăn tinh như khẩu phần đã định ở phần trên.
– Từ tháng thứ 4 trở đi tập cho bê ăn thêm thức ăn củ quả như : khoai lang, bí đỏ,..
– Trời nắng ấm tập cho bê vận động tự do dưới ánh nắng để bê có đủ Vitamin D3, tạo cho bộ xương cứng cáp.
– Thức ăn:
+ Thức ăn thô: 5 – 7kg cỏ/con/ngày.
+ Thức ăn tinh: 0,6 – 0,8 kg/con/ngày với 100 gam Protein tiêu hoá và 2.800Kcal/kg.
b) Nuôi bê từ 6 – 20 tháng tuổi (nuôi bê hậu bị vỗ béo)
6 tháng tuổi cai sữa cho bê.
– Phương thức nuôi nhốt: Cho bê ra sân vận động 2 – 4 giờ/ngày.
Cung cấp đầy đủ thức ăn xanh, thức ăn tinh hỗn hợp. Thường xuyên cung cấp đủ nước uống cho bê trong giai đoạn này.
– Phương thức chăn thả : Hiện còn khá nhiều địa phương trong tỉnh còn áp dụng phương thức này. Nhưng muốn nuôi bò thịt có hiệu quả kinh tế cao cần đầu tư thâm canh theo quy trình và chăn nuôi bò lai.
– Thức ăn:
+ Thức ăn thô xanh: 6 tháng tuổi: 10 kg /con/ngày; 7-12 tháng tuổi: 15kg/con/ngày; 13-20 tháng tuổi 30 kg/con/ngày.
+ Thức ăn tinh: 6 tháng tuổi 0,8 – 1 kg/con/ngày với 100 gam Protein tiêu hoá và 2.800Kcal/kg.
c) Nuôi vỗ béo bò từ 21 – 24 tháng tuổi
– Nuôi nhốt giảm vận động, tăng cường cho bò ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, cao năng lượng, cho bò tắm nắng 2 giờ/ngày, giảm nhiệt độ và cường độ ánh sáng chuồng nuôi.
– Những con có trọng lượng lớn, bị bệnh chân móng, cần sửa móng cho bò bằng các dụng cụ sắc như dao, đục và dụng cụ chuyên dùng khác.
– Thường xuyên tắm chải cho bò để kích thích bò ăn uống khoẻ. Mùa hè tắm 2 lần/ngày. Mùa đông chải khô 1 tuần 2 lần cho bò bằng bàn chải.
– Xuất bò: Khi bò đã béo đúng tiêu chuẩn, quan sát vùng võng (vùng lưng) đã béo bằng, nông dân ta thường gọi là “bò béo bằng lưng”, thì xuất bán.
– Thức ăn:
+ Thức ăn thô xanh: 30 kg/con/ngày (cỏ tươi hay khô, rơm được xử lý mềm hoá và tăng độ đạm).
+ Thức ăn tinh: 1,5 – 2,5 kg/con/ngày với Protein tiêu hoá 100 gam và 2.800 Kcal/kg thức ăn.
+ Nước uống: 50-60 lít/con/ngày. Có thể sử dụng muối ăn pha với nồng độ 9%.
Phòng và trị bệnh
– Tiêm phòng định kỳ hàng năm vào 2 đợt : 15/03 và 15/08, Vacxin tụ huyết trùng cho bò chăn nuôi trong vùng an toàn dịch của dự án.
– Vệ sinh phòng bệnh: Chuồng trại, máng ăn, máng uống môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn sạch sẽ, cánh ly nguồn bệnh, mầm bệnh.
– Tẩy giun đũa cho bê định kỳ vào tháng thứ nhất, tháng thứ 3 và tháng thứ 9 bằng Piperazin 2 – 3g/10 kg trọng lượng. Cho uống hoặc tiêm 5 mg Levamisol/10 kg trọng lượng. Nếu bò ỉa chảy liên tục có mùi tanh khẳm, xù lông sáng sớm và chiều tối cần tẩy sán lá gan bằng cách tiêm bắp : Dovernix 1ml/15 kg trọng lượng, hoặc cho uống Dertil B1 liều lượng viên/ 50 kg trọng lượng.
– Định mức thuốc thú y: 10.000 đồng/con/năm.
Mức đầu tư – Mức công nhân.
– Một lao động nuôi được 20 con bò thịt trong nông hộ, lao động này phải làm các nội dung:
+ Trồng cỏ kết hợp chăm bón và cắt cỏ chuyển về chuồng.
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng theo dõi bệnh tật.
+ Chế biến, dữ trữ và bảo quản thức ăn.
+ Cấp thức ăn tinh, nước uống theo định mức.
+ Công tác thú y thông thường: Tiêm phòng, vệ sinh môi trường định kỳ.
– Chăn nuôi trang trại: 3 nhân công và 1 người hợp đồng trang trại có thể nuôi 100 bò thịt 1 lứa.
– Định mức trồng cỏ: 2 sào/1 con bò thịt (500m2/sào), được đầu tư:
+ Phân chuồng: 400 – 500 kg/sào
+ Đạm, kali (5 kg urê và 1,5 kg kali/500m2/ 1 lần bón thúc và bón 11 lần/năm).
+ Giống cỏ : 3.000 kg/ha. Sử dụng giống cỏ voi lai, cỏ tây Nghệ An, ngô dày.
* Định mức xây dựng chuồng trại:
– Chuồng xây dựng theo kiểu thiết kế chuồng 1 dãy hoặc 2 dãy.
– Chuồng lợp lá hay ngói đỏ, tường kín phía Bắc, thoáng phía Nam, nền chuồng khô nước, lót nền mềm. Định mức 2,5 –3 m2 / con.
Cách nuôi bò vỗ béo nhanh nhất và Kỹ thuật nuôi bò thịt nhốt chuồng
Để vỗ béo cho bò, bà con cần cho bò ăn đầy đủ dinh dưỡng, đúng khẩu phần và chia nhiều bữa trong ngày sẽ cho hiệu quả cao nhất. Các loại thức ăn nuôi bò vỗ béo như sau: Thức ăn thô xanh: cỏ khô là thức ăn thô tốt nhất dùng để vỗ béo bò, ngoài ra bà con có thể sử dụng đa dạng các loại cỏ ủ chua, thức ăn xanh
Cần chú cách chăn nuôi bò thịt để đạt hiệu quả kinh tế cao?
Như chúng ta đã biết, bò có khả năng sinh trưởng bù, đây là cách thích nghi đặc biệt của chúng vào những mà khan hiếm thức ăn. Trong thời gian này, bò chậm phát triển chậm hơn các thành viên trong đàn trông chúng khá gầy gò ốm yếu. Tuy nhiên, sau khi trải qua thời kì này và lượng thức ăn được cung cấp đầy đủ thì chúng sẽ phát triển một cách nhanh chóng đuổi kịp các thành viên trong đàn. Các bạn nên chú ý đặc điểm này để bổ sung lượng thức ăn cho phù hợp.
Bò thường có thói quen ăn cỏ, tuy nhiên, ngoài cỏ, bà con cũng nên bổ sung cho bò một số loại chất dinh dưỡng khác như cám gạo, bã đậu, bã ngô hoặc bã rượu,… Những loại thức ăn này rất dễ kiếm giá lại rẻ nhưng bò lại hấp thụ được nhiều chất, giúp hệ thống đường ruột chúng sạch sẽ hơn.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp