Bạn có bao giờ nghe qua khái niệm lead time bao giờ chưa? Nó là kiểu thời gian gì? được áp dụng cho lĩnh vực gì? Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu chủ đề thú vị này nha.
Khái niệm Lead time là gì?
Lead time được định nghĩa là thời gian sản xuất dự kiến, tổng thời gian sản xuất từ lúc bắt đầu cho đến lúc hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Có thể hiểu đơn giản, lead time là khoảng thời gian dự kiến để hoàn thành một quy trình khép kín từ lúc thiết kế tới khi xuất xưởng.
Bạn đang xem bài: Lead time là gì?
Các công ty xem xét khoảng thời gian lead time trong sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý dự án trong các giai đoạn sơ chế, chế biến và sau xử lý. Bằng cách so sánh kết quả với các điểm chuẩn đã thiết lập, họ có thể xác định được quy trình nào có hiệu suất cao hay thấp.
Nói chung, nó biểu thị khoảng thời gian từ khi bắt đầu một quá trình nhất định đến khi hoàn thành nó. Vì vậy, thời gian tiến hành sản xuất bao gồm việc tìm nguồn cung ứng và chuẩn bị nguyên liệu thô, sản xuất chúng thành thành phẩm và vận chuyển chúng.
Trong công việc quản lý dự án, thuật ngữ lead time cũng có thể được sử dụng để chỉ khoảng thời gian liên quan đến việc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể hoặc một loạt các nhiệm vụ có liên quan với nhau.
Những thuật ngữ liên quan đến lead time
Tùy vào từng công việc khác nhau mà lead time có thể được chia thành nhiều quy trình dài hay ngắn, để hiểu rõ hơn lead time, các bạn cần biết các thuật ngữ chính sau:
- Thời gian thực hiện cộng dồn: khoảng thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm từ đầu đến cuối, từ thu mua nguyên vật liệu đến lắp ráp phụ của các đơn vị liên quan.
- Thời gian chu kỳ: số ngày cần để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể hoặc chu kỳ, từ đầu đến cuối.
- Takt time: Tốc độ mà sản phẩm cần được hoàn thành để theo kịp nhu cầu của khách hàng.
- Thời gian sản xuất / xuất xưởng: khoảng thời gian cần thiết để nhà sản xuất hoàn thành đơn đặt hàng sau khi người bán đặt hàng.
- Thời gian nhập nguyên vật liệu: khoảng thời gian cần thiết để nhận nguyên liệu từ nhà cung cấp sau khi đơn hàng ban đầu đã được đặt.
- Thời gian giao hàng của khách hàng: khoảng thời gian cần thiết để thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng.
Công thức tính lead time ( thời gian sản xuất)
Công thức tính thời gian lead time phụ thuộc vào từng sản phẩm khác nhau. Các quy trình khác nhau có các thành phần khác nhau, thời gian hoàn thành khác nhau.
Ví dụ như thời gian chờ trong quản lý hàng tồn kho là khoảng thời gian từ khi đơn đặt hàng được đặt để bổ sung sản phẩm đến khi đơn đặt hàng được nhận trong kho.
Thời gian đặt hàng có thể khác nhau giữa các nhà cung cấp, càng nhiều nhà cung cấp tham gia vào chuỗi cung ứng thì thời gian lead time càng dài.
Công thức tính mốc thời gian lead time tổng quát
Lead time = thời gian tiền xử lý + thời gian xử lý + thời gian xử lý sau
Hoặc nếu sản phẩm có sẵn, không cần sản xuất thì công thức tính tổng thời gian lead time sẽ ngắn hơn, công thức cụ thể là:
Lead time = thời gian tìm kiếm, sắp xếp, đóng gói hàng hóa + thời gian giao hàng
Ví dụ cách tính thời gian lead time
Ví dụ 1:
Chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể là công ty A nhận một đơn hàng và khoảng thời gian cần chốt đơn là 1 ngày (tiền xử lý) và mất hai tuần để có một mặt hàng để đặt hàng (xử lý). Sau khi đóng gói và gửi đi (xử lý sau), có thể mất ba ngày để được giao cho khách hàng.
Theo công thức tính tổng thời gian lead time ta có:
Tổng thời gian = 1 ngày + 14 ngày + 3 ngày = 18 ngày.
Ví dụ 2: Tương tự như ví dụ 1, nhưng sản phẩm có sẵn thì thời gian tiếp nhận và chốt đơn là 1 ngày, 2 ngày để xử lý hàng và 1 ngày để vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng.
Tổng thời gian = 1 ngày + 2 ngày + 3 ngày = 5 ngày.
Tại sao lead time lại quan trọng?
Việc tính toán chính xác thời gian lead time là cực kỳ quan trọng để quản lý hàng tồn kho vì:
- Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng tính toán chính xác thời gian lead time và họ có thể kiểm soát được thời gian đó. Nếu không, có thể có những tác động nghiêm trọng, dẫn đến sự chậm trễ cho khách hàng.
- Nếu Lead time bắt đầu vượt quá tầm kiểm soát, điều này có thể hình thành một vòng luẩn quẩn, với tổng thời gian lead time càng tồi tệ hơn khi chuỗi cung ứng bắt đầu tăng lên nhờ số lượng đơn vị yêu cầu tăng lên. Sau đó, điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ lâu hơn cho người tiêu dùng.
- Thời gian giao hàng được quản lý không hiệu quả và khoa học có thể khiến hàng hóa cạn kiệt và khách hàng không thể hoàn thành đơn đặt hàng của họ. Quản lý đơn hàng không tốt có thể gây tổn hại rất lớn đến danh tiếng của doanh nghiệp. Do đó, điều cần thiết là bạn phải làm mọi cách để kiểm soát thời gian lead time hiệu quả nhất có thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến lead time
Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến mốc thời gian lead time gồm:
- Khâu vận chuyển hàng hóa: Việc nhập nguyên liệu và vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến khu sản xuất chậm trễ sẽ làm kéo thời gian lead time.
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Không phải nhà cung ứng, cung cấp nguyên liệu sản xuất nào cũng cam kết giao hàng đúng thời gian quy định. Vì vậy, các nhà sản xuất nên chọn lọc các nhà cung ứng nguyên vật liệu uy tín,
- Nguồn nhân lực sản xuất: Việc thiếu hụt nhân lực sản xuất vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mốc thời gian lead time.
- Hệ thống máy móc bị hư hỏng: Đây cũng là nguyên nhân chính làm tăng thời gian lead time mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Nên bảo trì và kiểm tra hệ thống máy móc thường xuyên.
Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi lead time là gì? Công thức tính lead time, ví dụ minh họa chi tiết và đầy đủ nhất.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp