Tắc kè hoa nói riêng và các loài thuộc họ tắc kè nói chung có một khả năng đặc biệt là chúng có thể thay đổi màu sắc trên cơ thể tương đồng với màu sắc của môi trường xung quanh. Vậy tắc kè hoa đổi màu da như thế nào? Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu kiến thức sinh học thú vị này nha.
Cơ chế tắc kè hoa đổi màu da như thế nào?
Tắc kè hoa có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc bằng cách điều chỉnh một lớp tế bào đặc biệt nằm trong lớp da của chúng. Cụ thể là tắc kè hoa có hai lớp tế bào iridophore dày xếp chồng lên nhau, các tế bào ánh kim có sắc tố và phản xạ ánh sáng và chúng có thể thay đổi màu sắc da theo cường độ ánh sáng đó.
Bạn đang xem bài: Tắc kè hoa đổi màu da như thế nào?
Các tế bào iridophore chứa tinh thể nano có kích thước, hình dạng và tổ chức khác nhau, là chìa khóa cho sự thay đổi màu sắc ấn tượng của tắc kè. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng tắc kè hoa có thể thay đổi sự sắp xếp cấu trúc của lớp tế bào trên bằng cách thư giãn hoặc kích thích da, dẫn đến sự thay đổi màu sắc trên cơ thể.
Khi da ở trạng thái thư giãn, các tinh thể nano trong các tế bào iridophore rất gần nhau, do đó, các tế bào phản xạ đặc biệt các bước sóng ngắn và màu da của tắc kè thường có màu xanh lam.
Ngược lại, khi da trở nên kích thích, khoảng cách giữa các tinh thể nano lân cận sẽ tăng lên và mỗi tế bào iridophore phản xạ chọn lọc các bước sóng dài hơn và màu sắc của loài động vật máu lạnh này sẽ thay đổi và chuyển sang màu vàng, cam hoặc đỏ.
Một yếu tố thú vị là tắc kè hoa không phải lúc nào cũng có màu xanh lam. Da của chúng chứa các sắc tố màu vàng pha trộn màu xanh lam để tạo nên màu xanh lá cây, giúp chúng ngụy trang trên các thân cây tốt nhất.
Có phải mọi loài tắc kè hoa đều có thể đổi màu da được?
Chỉ có những con tắc kè hoa đực trưởng thành mới thay đổi màu sắc, đặc biệt là khi chúng nhìn thấy một con tắc kè hoa đực đối thủ mà chúng muốn đuổi đi hoặc để thu hút con tắc kè hoa cái.
Những con tắc kè hoa cái và tắc kè hoa non có màu xỉn và có lớp tế bào iridophore phía trên rất ít vì vậy chúng hiếm khi thay đổi màu sắc liên tục được.
Mặc dù có hơn 2.000 loài tắc kè trên thế giới, nhưng không phải tất cả các loài tắc kè trong thế giới sinh học này đều có thể thay đổi màu sắc.
Tắc kè thay đổi màu sắc để làm gì?
Có nhiều lý do khiến tắc kè thay đổi màu sắc trên cơ thể chúng gồm:
- Để săn mồi: Nhiều loài tắc kè có thể điều chỉnh màu sắc trên cơ thể tương đồng với màu sắc của cành cây, thân cây đó. Điều này sẽ giúp chúng không bị con mồi phát hiện và có thể dễ dàng săn các loại côn trùng dễ dàng hơn.
- Để tránh những kẻ săn mồi: Các loài động vật thường dựa vào thị giác, vị giác hay thính giác để tìm kiếm và săn mồi. Và tắc kè có thể dễ dàng thay đổi màu sắc khi gặp các mối nguy hiểm để ngụy trang và tránh sự phát hiện của kẻ thù đang muốn tấn công chúng.
- Để hù dọa và tấn công tình địch: Tắc kè hoa có thể thay đổi màu sắc từ màu xanh lam sang màu đỏ để khiêu chiến với những con tắc kè đực khác. Thương thì trong thời gian giao phối và tìm kiếm bạn tình chúng mới trở nên hung dữ và tấn công bất kỳ đối thủ nào xâm lấn khu vực sống của nó.
- Để thu hút con cái: Màu sắc trên da tắc kè hoa có thể thu hút và gây sự chú ý với những con tắc kè hoa cái dễ dàng hơn.
Kết luận: Không phải tất cả các loài tắc kè hoa đều có thể đổi màu da thành nhiều màu khác nhau được. Tùy vào môi trường sống của chúng có những màu sắc chủ đạo nào mà loài tắc kè sẽ thích nghi và màu sắc trên cơ thể sẽ biến đổi tương đồng. Đây là câu trả lời cho câu hỏi tắc kè hoa đổi màu da như thế nào đầy đủ và chính xác nhất.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp