Trong tiếng Việt tồn tại nhiều từ ngữ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ khái niệm từ đồng âm là gì? Cách phân biệt và sử dụng loại từ này như thế nào? Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu chủ đề ngữ văn thú vị này nha.
Khái niệm từ đồng âm là gì?
a – Khái niệm
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh, cách viết giống nhau, số từ giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau và không liên quan gì với nhau.
Bạn đang xem bài: Từ đồng âm là gì?
Nói một cách đơn giản là từ đồng âm là những từ có cách phát âm và nói giống nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau.
b – Cách sử dụng từ đồng âm
Trong giao tiếp, trò chuyện phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ mà người nói, người nghe hiểu lầm.
- Tránh sử dụng những từ có nghĩa nước đôi, nghĩa đồng âm để giao tiếp với người lớn tuổi, người lạ.
- Khi sử dụng từ đồng âm thêm các thành phần phụ phía sau để giải thích giúp người đọc, người nghe hiểu rõ ý nghĩa của câu đó.
- Sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt để phân biệt các từ đồng âm hay ngắt dòng, xuống dòng 2 từ đồng âm trong 1 câu đơn hay câu ghép.
- Nên suy luận và phân tích 2 từ đồng âm và ngữ cảnh để hiểu rõ được ý nghĩa của nhiều từ đồng âm đó.
- Từ đồng âm thường được sử dụng trong cách chơi chữ, tục ngữ, thành ngữ.
c – Ví dụ từ đồng âm
Ví dụ 1: Lợi thì có lợi mà răng không còn.
Ta thấy trong câu trên có 2 từ lợi nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau, cụ thể là:
- Từ lợi thứ nhất: Lợi là một bộ phận trên cơ thể người, có tác dụng bảo vệ và giúp cố định răng.
- Từ lời thứ hai: Có lợi có nghĩa là lợi ích, một điều gì đó có lợi cho con người.
Ví dụ 2: Đem thịt về kho
Câu này có thể hiểu với nhiều nghĩa khác nhau gồm:
- Đem thịt về kho, chế biến thành một món ăn. Từ kho này có nghĩa là một hành động nấu ăn.
- Đem thịt về kho, cất trong nhà kho, nơi lưu trữ thức ăn. Từ kho trên có nghĩa là một nơi để chứa thức ăn.
Ví dụ 3: Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng ( Trích tác phẩm Lấy Chồng Chung – Hồ Xuân Hương)
Trong ví dụ này có 2 từ kẻ nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
- Từ kẻ đầu tiên: Có nghĩa là nói một cô gái có cuộc sống hạnh phúc bên người yêu của mình.
- Từ kẻ thứ hai: Có nghĩa là nói về bản thân của một cô gái độc thân, cô đơn và ghen tị với những người đang hạnh phúc bên người yêu, người chồng mình.
Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Trong tiếng Việt rất nhiều bạn không biết phân biệt và thường nhầm giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Hai loại từ này có cách sử dụng hoàn toàn khác nhau và đây là cách phân biệt đơn giản nhất.
Điểm giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
- Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có cách phát âm giống nhau và cách viết giống nhau. Nói đơn giản thì 2 loại từ này có hình thức âm thanh giống nhau.
Điểm khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- Từ đồng âm là những từ có cùng âm thanh nhưng ý nghĩa lại khác nhau hoàn toàn.
- Từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo ra nhiều nghĩa chuyển nhưng tương đồng với nghĩa gốc, chỉ khác nhau một phần nhỏ.
Những dấu hiệu phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm
- Từ đồng âm: Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- Từ nhiều nghĩa thì giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối quan hệ về nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác.
- Từ đồng âm không thể thay thế từ trong nghĩa chuyển.
Bài tập ví dụ từ đồng âm
Câu hỏi bài tập 1
Đọc lại đoạn dịch bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phát từ đoạn “ Tháng tám, thu cao gió thét già “ đến đoạn “ Quay về, chống gậy, lòng ấm ức “. Hãy tìm từ đồng âm với những từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.
Đáp án bài tập 1:
Những từ đồng âm tương ứng gồm:
- Từ Thu (1): Là chỉ mùa thu, một trong 4 mùa trong năm.
- Từ Thu (2): Có nghĩa là thu tiền.
- Từ Cao (1) : Là từ trái nghĩa với từ thấp.
- Từ Cao (2): Là danh từ chỉ một loại thuốc nam để chữa bệnh trong đông y ( cụ thể là thuốc cao hổ ).
- Từ Ba (1): có nghĩa là số từ ( ba lớp tranh)
- Từ Ba (2): Là danh từ, chỉ người sinh ra mình.
- Từ Tranh (1) : Là một loại vật liệu để lợp mái nhà làm bằng cỏ, là một danh từ.
- Từ Tranh (2): Là động từ, có ý nghĩa là bàn luận, tranh luận để tìm ra lẽ phải, đáp án.
- Từ Sang (1): là động từ, nhằm chỉ hướng di chuyển, hoạt động của các loài vật.
- Từ Sang (2) : Chỉ phương hướng, cụ thể là hướng nam.
- Từ Sức (1) : Chỉ sức khỏe của con người.
- Từ Sức (2) : Chỉ một loại văn bản do quan trên đưa xuống( tờ sức).
- Từ Nhè (1) : là động từ, nhằm vào chỗ yếu nhất của người khác (nhè trước mặt)
- Từ Nhè (2) : Chỉ sự không muốn ăn ( nhè cơm)
- Từ Tuốt (1): là tính từ, có nghĩa là thẳng một mạch( thẳng tuốt, đi tuốt)
- Từ Tuốt (2): là một hành động tuốt lúa
- Từ Môi (1) : là một bộ phận trên gương mặt ( môi dày)
- Từ Môi (2): là chỉ người môi giới trung gian.
Câu hỏi bài tập 2:
a) Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “ Cổ “ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
b ) Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của nó.
Đáp án bài tập 2:
Câu a: Các nghĩa khác nhau của danh từ “ Cổ “ gồm:
- Cổ là một bộ phận trên cơ thể người, nằm giữa đầu và thân.
- Là một bộ phận của sự vật.
- Là bộ phận của áo, quần xung quanh cổ.
- Là bộ phận ở sát bàn tay ( cổ tay) và phần sát bàn chân ( cổ chân)
= > nghĩa đầu tiên là nghĩa gốc nó là cơ sở cho chuyển nghĩa của các nghĩa sau.
Câu b:
Tìm các từ đồng âm với từ cổ gồm:
- Chèo cổ: Một loại hình nghệ thuật đặc trưng của miền Bắc Việt Nam.
- Cổ kính: Có nghĩa là những vật nào đó đã có từ rất lâu.
- Cổ thụ: Chỉ những loài cây có tuổi thọ cao.
- Cổ hủ: Chỉ những người cố chấp hay các phong tục phong kiến.
Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi từ đồng âm là gì? Cách phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp