Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu trợ từ là gì? các loại trợ từ, cách nhận biết trợ từ trong câu Tiếng Việt,…
Trợ từ là gì?
Trợ từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, dùng để nhấn mạnh thêm nghĩa cho từ, ngữ trong câu, chuyển đổi cấu tạo câu, hoặc biểu thị tình cảm, thái độ của người nói trong giao tiếp.
Bạn đang xem bài: Trợ từ là gì? Các loại trợ từ? Cách nhận biết trợ từ trong câu
Trợ từ thường đứng ở đầu câu (sau trợ từ thường có dấu chấm than) hoặc ở giữa câu.
Ví dụ về trợ từ
Ví dụ 1: Bạn Lan có dọn vệ sinh lớp học nhưng dọn chưa kỹ.
Trợ từ trong ví dụ này là từ “ nhưng “ để đánh giá việc Lan dọn vệ sinh không tốt.
Ví dụ 2: Mình biết chính bạn Nam là người xả rác.
Trợ từ “chính” để nhấn mạnh người xả rác là bạn Nam
Ví dụ 3: Nó ăn những 3 cái bánh bao
Trợ từ “ những “ để nhấn mạnh người đó ăn nhiều hơn mức bình thường.
Các loại trợ từ phổ biến
Trợ từ nhấn mạnh thêm nghĩa cho từ, ngữ
+ Thì: Nhấn mạnh, khẳng định chủ đề, nhấn mạnh quan hệ giữa các sự vật, sự kiện trong câu.
Ví dụ: Tôi thì tôi chẳng đi đâu.
Học thì biết thế nào cho đủ.
+ Ngay, ngay cả: khẳng định sắc thái không bình thường.
Ví dụ: Ngay cả tôi cũng không biết việc ấy.
+ Đúng, đúng là: Xác nhận.
Ví dụ: Đúng là cô ấy đến rồi.
+ Là: Sắc thái khẳng định sự bao hàm.
Ví dụ: Cả lớp mời cả anh nữa.
+ Những: Sắc thái không bình thường về số lượng
Ví dụ: Tôi ăn những năm bát cơm.
+ Mà: Nhấn mạnh một sắc thái không bình thường
Ví dụ: Đàn ông mà cũng sợ mà à !
+ Chính, đích: Nhấn mạnh sắc thái xác nhận
Ví dụ: Đích là anh rồi ..!
+ Thật, thật ra: Nhấn mạnh sắc thái khẳng định bản chất.
Ví dụ: Thật ra tôi rất nhớ chuyện ấy.
+ Đến, đến nỗi, đến cả: nhấn mạnh sắc thái khiên cưỡng
Ví dụ: Không khí ẩm thấp đến nổi tôi phải dời nhà
+ Tự: nhấn mạnh sắc thái khẳng định chủ quan.
Ví dụ: Chính anh ấy tự giải quyết việc ấy chứ.
Trợ từ chuyển đổi cấu tạo câu: à, nhé, chứ, đi.
Những trợ từ này có khả năng chuyển đổi câu tường thuật (câu kể) bằng câu nghi vấn hoặc câu cảm thán.
Ví dụ: So sánh:
a. Anh ấy đã đi hôm qua rồi. (câu kể)
-> Anh ấy đã đi hôm qua rồi à? (câu hỏi)
b. Thôi chúng ta đi. (câu tường thuật)
-> Thôi, chúng ta đi đi! (câu khiến)
-> Thôi chúng ta đi nhé ? (câu nghi vấn)
Trợ từ biểu thị thái độ, tình cảm của người nói: ạ, đây, nào, đấy
Những trợ từ làm chức năng chuyển đổi cấu tạo câu luôn luôn đứng cuối câu cùng giọng điệu khi nói, dùng dấu câu khi viết.
Ví dụ: Chào thầy em về ạ ! (Kính trọng, lễ phép)
Chúng ta đi nào ! (Rủ rê, thân mật)
Thôi, tôi về đây ! (Thân mật)
Việc ấy khó đấy! (Thông cảm, động viên)
Phân biệt trợ từ và thán từ trong câu
– Trợ từ là từ loại phổ trong câu. Có thể thấy có 2 loại trợ từ là trợ từ để nhấn mạnh và trợ từ để đánh giá sự việc, sự vật.
+ Trợ từ để nhấn mạnh: Có tác dụng nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hành động nào đó. Gồm các từ như “những, cái, thì, mà, là…”.
Người học giỏi nhất lớp là Minh Anh.
Ba tớ là Bác sĩ.
Chính điểm thi thấp đã làm Hoa buồn
Những cái bút mẹ bảo đặt ở trên bàn.
+ Trợ từ biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật: gồm các từ như ”chính, ngay, đích…”
Chính chú ấy đã cứu con chó của con.
Chính thời tiết này mọi người dễ bị ốm.
Cũng vì ba mẹ nên mình cố gắng học hành chăm chỉ
Bài thi hôm nay khó quá nên mình chỉ được 8 điểm
– Thán từ có thể được tách riêng thành câu đặc biệt để bổ nghĩa cho câu phía sau nó. Thán từ cũng là một bộ phận trong câu và có thể đứng ở vị trí đầu hay giữa câu. Thán từ gồm 2 loại:
+ Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm gồm các từ như “ôi, trời ơi, than ôi…”. Ví dụ:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”!
(Ca dao)
Trời ơi, sao mà tôi khổ quá trời.
Chao ôi! Cảnh đêm mới đẹp làm sao.
Giọng hát của cô ấy hay quá!
+ Thán từ gọi đáp gồm các từ như “ này, hỡi, ơi, vâng, dạ…”. Ví dụ:
“ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
Này, cậu có mang sách đi không?
Vâng, con nhớ lời mẹ dặn rồi ạ.
Tú ơi, tớ chuẩn bị đi rồi. Đợi chút.
Vai trò của trợ từ, thán từ trong câu
Trợ từ thán từ là những từ quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt. Đây loại từ giúp bổ nghĩa cho câu và làm cho câu văn, đoạn văn thêm sinh động.
Thán từ là các từ ngữ dùng trong câu với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Mục đích chính của thán từ là dùng để bộc lộ cảm xúc, biểu cảm một cách ngắn gọn và xúc tích.
Trợ từ thì lại có vai trò làm tăng tính biểu thị, nhấn mạnh về sự vật, sự việc trong câu văn.
Qua bài viết ở trên, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giúp các bạn hiểu rõ định nghĩa trợ từ là gì, các loại trợ từ phổ biến, phân biệt trợ từ và thán từ trong câu Tiếng Việt… Các bạn có thể truy cập website Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp