Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu câu đơn là gì? Câu đơn có mấy loại? Cách đặt câu đơn trong Tiếng Việt,…
Với tất cả chúng ta, thì khái niệm câu đơn là gì đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức để hiểu rõ được những khía cạnh xoay quanh loại câu này. Trong bài viết dưới đây, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sẽ giúp các bạn tìm hiểu lại về định nghĩa, phân loại cũng như cách đặt câu đơn để bạn có thể nâng cao được năng lực tiếng Việt của bản thân nhé!
Bạn đang xem bài: Câu đơn là gì? Câu đơn có mấy loại? Cách đặt câu đơn trong Tiếng Việt
Câu đơn là gì?
Theo sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 thì câu đơn là loại câu do một cụm chủ ngữ và vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành. Câu này có thể diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn hoặc không, nó thường được dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó.
Xét về mặt cấu tạo, câu đơn chỉ bao gồm một nòng cốt câu. Tức là câu đơn chỉ bao gồm 2 thành phần chính là một chủ ngữ và một vị ngữ. Cuối câu đơn lúc nào cũng phải kết thúc bằng một dấu chấm câu: hỏi chấm, chấm than hoặc dấu chấm.
Ví dụ về câu đơn:
– Mùa đông sắp đến (Trong đó, “ mùa đông ” là chủ ngữ, “ sắp đến ” là vị ngữ).
– Bông hoa này rất đẹp (Trong đó “ bông hoa này ” là chủ ngữ, “ rất đẹp ” là vị ngữ).
Câu đơn có mấy loại?
Câu đơn sẽ được chia thành 3 loại là câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu đơn rút gọn.
- Câu đơn bình thường sẽ là câu đơn có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu.
Ví dụ: Em tôi học lớp 1 (Em tôi là chủ ngữ, học lớp 1 là vị ngữ).
- Câu đơn rút gọn là dạng câu đơn nhưng lại không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu. Có thể là một bộ phận hay đôi khi là cả 2 bộ phận của câu sẽ bị lược bỏ trong khi giao tiếp với nhau. Song khi cần thiết, ta vẫn có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ 1 cách dễ dàng.
Ví dụ đoạn đối thoại sau:
+ Linh ơi, bao giờ phải nộp bài tập cho cô vậy?
+ Sáng mai. (Nòng cốt trong này câu đã bị lược bỏ. Nếu phải hoàn thiện lại sẽ là: Sáng mai, lớp ta nộp bài nhé).
- Câu đơn đặc biệt là dạng câu chỉ có một bộ phận duy nhất làm nhiệm vụ nòng cốt và không thể xác định được đó là bộ phận gì. Không như câu rút gọn người ta không thể xác định chính xác được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt sẽ là chủ ngữ hay vị ngữ. Câu loại này chỉ có thể hiểu được trong 1 bối cảnh giao tiếp cụ thể nếu tách khỏi bối cảnh sẽ không còn tư cách của 1 câu nữa. Thường thì câu đặc biệt sẽ được dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu lên 1 nhận xét về một sự vật hay hiện tượng nào đó.
Các ví dụ câu đơn đặc biệt:
- Vũ! Vũ ơi! (Kêu hoặc gọi ai đó).
- Ôi trời! Tôi vui quá! (Thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ đối với 1 sự vật sự việc nào đó).
- Ngày 9/4/1996. Hôm nay mẹ đã rất vui (Xác định 1 mốc thời gian cụ thể).
- Mưa (Xác định chính xác cảnh tượng đang diễn ra).
- Thành phố Đà Lạt (Xác định địa điểm, nơi chốn).
- Tiếng reo hò. Tiếng vỗ tay (Liệt kê 1 loạt sự vật, hiện tượng).
Bạn cần phân biệt rõ ràng rằng câu đặc biệt khác hẳn với câu đảo chủ ngữ và vị ngữ để tránh nhầm lẫn khi đặt câu. Cụ thể thì câu đơn đặc biệt thường được dùng để chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo chủ vị thường là câu miêu tả với dụng ý nghệ thuật, đảo nhằm nhấn mạnh nội dung câu. Dạng câu rút gọn và câu đơn đặc biệt không được đưa vào chương trình tiểu học.
Ví dụ:
- Trên bầu trời, có đám mây xanh (Câu đơn đặc biệt).
- Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi (Câu đảo chủ ngữ – vị ngữ).
- Mưa! Mưa! (Câu đơn đặc biệt).
- (Hôm nay trời như thế nào?) Mưa (Câu rút gọn).
Cách đặt câu đơn trong Tiếng Việt
Dựa vào giải thích khái niệm của ba loại câu đơn này thì chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt trong cấu tạo và chức năng của chúng. Chính vì thế việc đặt câu cũng cần hết sức chú ý.
Trước khi tiến hành đặt câu bạn phải xác định chính xác được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu nếu bạn muốn đặt 1 câu đơn bình thường.
Với câu đơn rút gọn, bạn phải khôi phục được bộ phận nòng cốt khi cần thiết.
Đối với câu đơn đặc biệt thì khó hơn một chút, câu này không thể xác định được bộ phận nòng cốt nhưng câu này phải có nghĩa trong một ngữ cảnh nhất định.
Bài tập ôn luyện câu đơn
Bài 1: Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của chúng:
1) Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
2) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
3) Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.
4) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
5) Một làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.
6) Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.
7) Cờ bay trên những mái nhà, trên những cành cây, trên những góc phố.
8) Ve kêu rộn rã.
9) Tiếng ve kêu rộn rã.
10) Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên những quả đồi quanh làng.
11) Một mảnh lá gãy /cũng dậy mùi thơm.
12) Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.
13) Quả hồi /phơi mình, xoè trên mặt lá đầu cành.
14) Quả hồi như những cánh hoa nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.
15) Quả hồi như những cánh hoa, nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.
16) Làng quê tôi đã khuất hẳn (nhưng) tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
17) (Khi) ngày chưa tắt hẳn, trăng /đã lên rồi.
18) Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.
19) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.
20) Làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.
21) Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.
Giải:
1) Câu ghép
Sự sống /cứ tiếp tục trong âm thầm,// hoa thảo quả /nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
2) Câu đơn
Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng / bắt đầu kết trái.
3) Câu đơn
Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót /bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.
4) Câu đơn
Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
5) Câu ghép
Một làn gió nhẹ /chạy qua,// những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.
6) Câu đơn
Cờ bay /đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.
7) Câu đơn
Cờ /bay trên những mái nhà, trên những cành cây, trên những góc phố.
8) Câu đơn
Ve /kêu rộn rã.
9) Tiếng ve kêu /rộn rã.
10) Câu đơn
Rừng hồi /ngào ngạt, xanh thẫm trên những quả đồi quanh làng.
11) Câu đơn
Một mảnh lá gãy /cũng dậy mùi thơm.
12) Câu đơn
Quả hồi phơi mình /xoè trên mặt lá đầu cành.
13) Câu đơn
Quả hồi /phơi mình, xoè trên mặt lá đầu cành.
14) Câu đơn
Quả hồi như những cánh hoa /nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.
15) Câu đơn
Quả hồi /như những cánh hoa, nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.
16) Câu ghép
Làng quê tôi /đã khuất hẳn //(nhưng) tôi /vẫn đăm đắm nhìn theo.
17) Câu ghép
(Khi) ngày /chưa tắt hẳn, trăng /đã lên rồi.
18) Câu ghép
Chiều thu, gió /dìu dịu, //hoa sữa /thơm nồng.
19) Câu đơn
Ánh nắng ban mai / trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.
20) Câu ghép
Làn gió nhẹ / chạy qua, //những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.
21) Câu ghép
Nắng / lên, nắng /chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.
Bài 2: Em hãy tìm và chỉ ra các câu đơn có trong các câu dưới đây
1. Vì không học bài nên Hoa đã bị điểm kém trong bài kiểm tra ở lớp.
2. Vì trời mưa to nên chúng em không phải học thể dục.
3. Nếu cô giáo yêu cầu học thuộc bài thơ thì em sẽ làm theo lời cô dặn.
4. Buổi sáng thức dậy, thấy trời rét buốt, em biết là mùa đông đã về rồi.
Giải:
Câu đơn là câu:
1. Vì không học bài nên Hoa đã bị điểm kém trong bài kiểm tra ở lớp.
Qua bài viết ở trên, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giúp các em học sinh hiểu rõ hơn câu đơn là gì? câu đơn có mấy loại? Cách đặt câu đơn trong Tiếng Việt, Bài tập ôn luyện câu đơn,… Các em học sinh có thể truy cập website Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp