Tổng hợp

Công thức hóa học của Axit Bazơ Muối, Cách phân loại gọi tên axit, bazơ muối và bài tập – hóa 8 bài 37

Các em đã được làm quen với một số hợp chất vô cơ của oxit, trong hóa học còn có rất nhiều hợp chất quan trọng mà các em sẽ học và Axit, Bazơ, Muối là một trong số đó.

Vậy công thức hóa học của các hợp chất Axit, Bazơ, Muối là gì, có tên gọi ra sao và được phân loại như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây và giải một số bài tập về Axit, Bazơ và Muối.

Bạn đang xem bài: Công thức hóa học của Axit Bazơ Muối, Cách phân loại gọi tên axit, bazơ muối và bài tập – hóa 8 bài 37

I. Axit – Công thức hóa học, tên gọi và phân loại axit

1. Axit là gì?

– Axit là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit (-Cl, =SO4, -NO3 gạch ngang thể hiện hóa trị) các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

2. Công thức hóa học của Axit

– Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

3. Phân loại axit

* Có 2 loại axit, đó là:

  – Axit không có oxi: HCl, H2S,…

  – Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

4. Tên gọi của axit

* Axit không có oxi

  – Các đọc tên: Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

  Ví dụ: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

  H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

* Axit có oxi

 + Axit có nhiều oxi:

  Tên axit = axit + tên phi kim + ic

  Ví dụ: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

  HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

 + Axit có ít oxi:

   Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

   Ví dụ: H2SO3 : axit sunfurơ. Gốc axit sunfit

hayhochoi

II. Bazơ – Công thức hóa học, tên gọi và phân loại bazơ

1. Bazơ là gì?

– Bazơ là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

2. Công thức hóa học của bazơ

– Công thức hóa học của bazơ: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại

3. Tên gọi của Bazơ

– Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

 Ví dụ: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit; KOH: kali hidroxit

4. Phân loại bazơ

– Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.

 Ví dụ: NaOH – Natri hidroxit, KOH – kali hidroxit, Ca(OH)2 – Canxi hidroxit, Ba(OH)– Bari hidroxit

– Bazơ không tan trong nước.

 Ví dụ: Cu(OH)2 – Đồng(II) hidroxit, Fe(OH)2 – Sắt (II) hidroxit, Fe(OH)3 – Sắt (III) hidroxit.

III. Muối – Công thức hóa học, tên gọi và phân loại muối

1. Muối là gì?

– Muối là hợp chất hóa học trong phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

2. Công thức hóa học của Muối

– Công thức hóa học của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit.

 Ví dụ: Na2SO4 – Natri sunfat, CaCO3 – Canxi cacbonat

3. Tên gọi của Muối

– Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

 Ví dụ: K2SO4 : kali sunfat; KHCO3: kali hidro cacbonat; FeSO4: sắt (II) sunfat; Na2SO3: natri sunfit

4. Phân loại Muối

– Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

 Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,…

– Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

 Ví dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

IV. Giải bài tập về Axit – Bazơ – Muối

Bài 2 trang 130 sgk hóa 8: Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng: -Cl, =SO3 , =SO4 , -HSO4 , =CO3 , ≡PO4 , =S, -Br, -NO3.

* Lời giải bài 2 trang 130 sgk hóa 8: 

– Công thức hóa học của các axit là:

HCl: axit clohidric.

H2SO4: axit sunfuric.

H2SO3: axit sunfurơ.

H2CO3: axit cacbonic.

H3PO4: axit photphoric.

H2S: axit sunfuhiđric.

HBr: axit bromhiđric.

HNO3: axit nitric.

Bài 3 trang 130 sgk hóa 8: Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau: H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4.

* Lời giải bài 3 trang 130 sgk hóa 8: 

– Công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với các axit là:

H2SO4 oxit axit là: SO3.

H2SO3 oxit axit là: SO2.

H2CO3 oxit axit là: CO2.

HNO3 oxit axit là: NO2.

H3PO4 oxit axit là: P2O5.

Bài 4 trang 130 sgk hóa 8: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây: Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3.

* Lời giải bài 4 trang 130 sgk hóa 8: 

– Công thức hóa học của các bazơ tương ứng với các oxit là:

NaOH tương ứng với Na2O.

LiOH tương ứng với Li2O.

Cu(OH)2 tương ứng với CuO.

Fe(OH)2 tương ứng với FeO.

Ba(OH)2 tương ứng với BaO.

Al(OH)3 tương ứng với Al2O3.

Bài 5 trang 130 sgk hóa 8: Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây: Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2.

* Lời giải bài 5 trang 130 sgk hóa 8: 

– Công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ như sau:

CaO tương ứng với Ca(OH)2.

MgO tương ứng với Mg(OH)2.

ZnO tương ứng với Zn(OH)2.

FeO tương ứng với Fe(OH)2.

Bài 6 trang 130 sgk hóa 8: Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:

a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.

b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2.

c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.

* Lời giải bài 6 trang 130 sgk hóa 8:

– Đọc tên các chất

a) HBr – Axit bromhiđric,

 H2SO3 – axit sunfurơ,

 H3PO4 – axit photphoric,

 H2SO4 – axit sunfuric.

b) Mg(OH)2 – Magie hiđroxit,

 Fe(OH)3 – sắt(III) hiđroxit,

 Cu(OH)2 – đồng(II) hiđroxit.

c) Ba(NO3)2 – Bari nitrat,

 Al2(SO4)3 – nhôm sunfat,

 Na2CO3 – natri cacbonat,

 ZnS – kẽm sunfua,

 NaHPO4 – natri hiđrophotphat,

 NaH2PO4 – natri đihiđrophotphat.

Hy vọng với bài viết về Công thức hóa học của Axit – Bazơ – Muối và vận dụng giải bài tập về Axit, Bazơ, Muối ở trên hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ. Chúc các em học tập tốt.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button