Bạn đang băn khoăn về cách tính điểm cho từng môn học của mình? Điểm môn học bao nhiêu là đạt, bao nhiêu là không đạt. Hiểu rõ được điều đó, trong bài viết dưới đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sẽ giới thiệu đến các bạn Cách tính điểm từng môn học theo tín chỉ.
Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, người ta áp dụng các thang điểm đánh giá kết quả học tập (gồm thang điểm 10, thang điểm chữ A, B, C, D, F và thang điểm 4). Đây là hệ thống thang điểm rất khoa học, được các trường đại học hàng đầu trên thế giới áp dụng và đây cũng là tiêu chí để đánh giá quá trình đào tạo theo hình thức tín chỉ.
Bạn đang xem bài: Cách tính điểm từng môn học theo tín chỉ Hướng dẫn tính điểm học phần
Cách tính điểm trung bình tích lũy hệ 4
1. Tín chỉ là gì?
Là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy được trong 15 giờ tín chỉ. Theo đó tín chỉ là đại lượng đo thời lượng học tập của sinh viên, được phân thành ba loại theo các hình thức dạy – học và được xác định như sau:
- Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học
- Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học
- Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhưng được kiểm tra đánh giá.
Giá tiền học phí trên mỗi tín chỉ sẽ tùy thuộc và mỗi trường đại học, có trường thấp và có trường lại cao các bạn nhé.
2. Điểm tích lũy là gì?
Điểm tích lũy là điểm trung bình chung tất cả các môn học trong cả khóa học của mình. Thích gọi thế cho mới thôi chứ cũng tương tự như điểm trung bình cả năm của các bạn khi còn học sinh đấy.
3. Cách tính điểm trung bình tích lũy
Trong đó
- “A” chính là số điểm trung bình chung các môn của mỗi học kỳ, hoặc A cũng có thể là điểm trung bình tích lũy.
- “i” chính là số thứ tự của các môn học trong chương trình học.
- “ai” chính là điểm trung bình của môn học thứ “i”.
- “ni” là kí hiệu của số tín chỉ của môn học thứ “i” đó.
- “n” chính là tổng toàn bộ các môn học được học trong học kỳ đó hoặc tổng toàn bộ tất cả các môn học đã được tích lũy.
4. Cách quy đổi điểm thang điểm hệ 4 và xếp loại học phần
– Thông thường, theo thang điểm 10 nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Việc này do tùy trường quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại.
- Từ 4.0 – dưới 5.0 được quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 sẽ được 1.0.
- Từ 5.0 đến dưới 5.5 quy sang điểm chữ là D+ và hệ số 4 là 1.5.
- Từ 5.5 đến dưới 6.5 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0
- Từ 6.5 đến dưới 7.0 quy sang điểm chữ là C+ và hệ số 4 là 2.5.
- Từ 7.0 đến dưới 8.0 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0
- Từ 8.0 đến dưới 8.5 quy sang điểm chữ là B+ và hệ số 4 là 3.5.
- Từ 8.5 đến dưới 9.0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 3.7.
- Từ 9.0 trở lên quy sang điểm chữ là A+ và hệ số 4 là 4.0.
(Tùy thuộc vào mỗi trường đại học sẽ có thêm mức điểm C+, B+, A+ nhưng đại đa số các trường đều quy đổi điểm như điểm chúng tôi đưa ra).
– Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:
- Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
- Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
- Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
- Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;
- Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.
Từ cách tính đó ta có bảng cụ thể sau
Xếp loại | Thang điểm 10 | Thang điểm 4 | ||
Điểm chữ | Điểm số | |||
Đạt
(được tích lũy)
|
Giỏi | 8,5 → 10 | A | 4,0 |
Khá | 7,8 → 8,4 | B+ | 3,5 | |
7,0 → 7,7 | B | 3,0 | ||
Trung bình | 6,3 → 6,9 | C+ | 2,5 | |
5,5 → 6,2 | C | 2,0 | ||
Trung bình yếu | 4,8 → 5,4 | D+ | 1,5 | |
4,0 → 4,7 | D | 1,0 | ||
Không đạt | Kém | 3,0 → 3,9 | F+ | 0,5 |
0,0 → 2,9 | F | 0,0 |
Cách quy ra hệ điểm chữ A, B+, B, C+, C, D+, D và F của một số trường đại học ở nước ta hiện nay rất hợp lý, vì cách quy đổi này hạn chế tối đa khoảng cách quá lớn giữa 2 mức điểm. Còn nếu như áp dụng thang điểm theo Quy chế 43 thì chưa phản ánh đúng lực học của SV.
Ví dụ, theo thang điểm chữ chưa được chia ra các mức thì 2 SV, một được 7,0/10 và một được 8,4/10 đều xếp cùng hạng B, mặc dù lực học của hai SV này rất khác nhau.
Với thang điểm chữ nhiều mức, SV được hưởng lợi nhiều hơn. Bên cạnh việc phân loại khách quan lực học của SV, thang điểm này còn cứu được nhiều SV khỏi nguy cơ bị buộc thôi học hoặc không được công nhận tốt nghiệp.
Ví dụ, một SV trong quá trình học tập, có 50% số học phần đạt điểm D và 50% số học phần đạt điểm C. Theo thang điểm chữ chưa được chia ra các mức, SV này không đủ điều kiện tốt nghiệp, vì điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học mới chỉ 1,5. Nhưng áp dụng thang điểm chữ chia ra nhiều mức, với 50% số học phần đạt điểm D+ và 50% số học phần đạt điểm C+, SV đủ điều kiện tốt nghiệp, vì điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học là 2,0.
5. Thang điểm 4 là thang điểm đánh giá quá trình
Đánh giá học phần trong đào tạo theo HTTC là đánh giá quá trình với điểm thi học phần, có thể chỉ chiếm tỷ trọng 50% tỷ trọng điểm học phần. Điều này làm cho SV phải học tập, kiểm tra, thực hành, thí nghiệm trong suốt học kỳ chứ không phải trông chờ vào kết quả của một kỳ thi đầy may rủi, nhưng có nhiều cơ hội không học mà có thể đạt. Vì thế, điểm học phần không đạt phải học lại để đánh giá tất cả điểm bộ phận và thi lại, chứ không thể đơn thuần tổ chức thi kết thúc học phần thêm lần 2.
6. Thang điểm 4 là thang điểm đánh giá sạch
Việc chuyển từ thang điểm 10 sang thang điểm chữ (A,B,C,D,F) nhằm phân loại kết quả kiểm học, phân thành các mức độ đánh giá và quy định thế nào là điểm đạt và không đạt. Thang điểm chữ này mang tính chất thang điểm trung gian. Tiếp theo, lại chuyển từ thang điểm chữ sang thang điểm 4, ta lưu ý điểm F. Điểm F trong thang điểm 10 có giá trị từ 0 đến 3,9 nhưng với thang điểm 4 thì chỉ có giá trị 0. Nhưng giá trị 0 này vẫn tham gia vào tính điểm trung bình chung học kỳ. Đây chính là bản chất đào tạo sạch của HTTC ( nó không chấp nhận bất cứ một kết quả nào dưới 4 của thang điểm 10).
7. Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến
Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.
Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
- Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;
Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0
Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.
8. Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học từ 03/5/2021
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học mới tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, từ ngày 03/5/2021, khi Thông tư này chính thức có hiệu lực, sinh viên đại học sẽ áp dụng các quy định về xếp loại học lực như sau.
1. Đánh giá điểm học phần
Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau:
Các điểm thành phần tính theo thang điểm 10
Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.
Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.
Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến
Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.
Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
– Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
– Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;
– Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0
Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.
Cách tính và quy đổi điểm học phần
Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.
– Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
- A: từ 8,5 đến 10,0;
- B: từ 7,0 đến 8,4;
- C: từ 5,5 đến 6,9;
- D: từ 4,0 đến 5,4.
– Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.
– Loại không đạt F: dưới 4,0.
– Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:
I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
2. Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:
- – A quy đổi thành 4;
- – B quy đổi thành 3;
- – C quy đổi thành 2;
- – D quy đổi thành 1;
- – F quy đổi thành 0.
Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.
3. Cách xếp loại học lực đại học
Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
Theo thang điểm 4:
- Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
- Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
- Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
- Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
- Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
- Dưới 1,0: Kém.
Theo thang điểm 10:
- Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
- Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
- Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
- Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
- Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
- Dưới 4,0: Kém.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp