Mặt trời lặn hướng nào? Mặt trời mọc hướng Đông lặn hướng Tây đã là câu cửa miệng của hầu hết mọi người. Thế nhưng điều này thực sự có chính xác không? Làm thế nào để xác định được chính xác hướng mặt trời mọc hay hướng lặn? Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, đừng bỏ qua bài viết sau đây của TH Huỳnh Ngọc Huệ nhé!
Bạn đang xem bài: Mặt Trời Lặn Hướng Nào? Mặt Trời Có Luôn Lặn Hướng Tây Không
Có bao nhiêu phương hướng?
Để trả lời cho câu hỏi “Mặt trời mọc hướng nào”, trước tiên hãy cùng nhau tìm hiểu có bao nhiêu phương hướng trước nhé. Cụ thể như sau:
- 4 hướng chính: Đông – Tây – Nam – Bắc
- 4 hướng phụ: Đông Bắc – Đông Nam – Tây Bắc – Tây Nam
- 8 hướng chi tiết: Bắc Tây Bắc – Bắc Đông Bắc – Đông Đông Bắc – Đông Đông Nam – Nam Đông Nam – Nam Tây Nam – Tây Tây Nam – Tây Tây Bắc.
Cho dù gọi các hướng theo tên riêng hay gộp nhóm thì chỉ cần xác định được 2 trong 4 hướng chính Đông – Tây – Nam – Bắc thì sẽ xác định được các hướng còn lại.
Xét theo góc độ phong thủy, lại chỉ chia 2 hướng là Đông Tứ trạch và Tây Tứ trạch. Và mỗi người sẽ có 1 mệnh tương ứng với hai phương hướng trên.
- Đông Tứ trạch bao gồm hướng Bắc, Đông Nam, Đông và Nam.
- Tây Tứ trạch bao gồm hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.
Nguyên lý ngày và đêm
Theo kết luận của các nghiên cứu về thiên văn học, chúng ta đều biết rằng Trái Đất tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời theo hình elip.
Mặt trời không thể tự ý di chuyển vị trí của nó cũng như Trái Đất không thể di chuyển lệch khỏi quỹ đạo với mặt trời. Do đó hiện tượng Mặt trời mọc cũng như nguyên lý ngày và đêm xuất phát từ chính sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Sở dĩ có quan niệm “Mặt trời mọc hướng Đông lặn hướng Tây” là do cách thức vận động và quỹ đạo của trái đất. Hướng Trái Đất khi tự quay theo trục của mình từ Tây sang Đông, theo trục góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo. Theo đó, mặt nào của Trái Đất hướng về phía mặt trời sẽ là ban ngày, mặt còn lại bị khuất bóng sẽ là ban đêm.
Dựa theo đúng quy luật chuyển động từ Tây sang Đông đó mà người ta thấy hiện tượng Mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây.
Mặt trời lặn hướng nào? Mọc hướng nào?
Mặt trời lặn hướng nào hay mọc hướng nào tưởng chừng là một câu hỏi khá đơn giản. Tuy nhiên, khi xét về khía cạnh khoa học, bạn sẽ khá ngạc nhiên khi khám phá câu trả lời đấy. Cùng tìm hiểu thôi.
Mặt trời lặn hướng nào?
Do sự chuyển động liên tục của các hydro nên mặt trời luôn có sự thay đổi. Chúng chuyển thành helium và tạo nên phản ứng tổng hợp điều này gây tác động lên bề mặt của mặt trời. Chính vì vậy mỗi thời điểm Mặt Trời mọc và lặn đều không cố định mà có thay đổi.
Chính vì vậy việc xác định mặt trời mọc hướng nào, mặt trời lặn hướng nào chỉ là mang tính tương đối ở từng thời điểm nhất định.
Về cơ bản, mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn hướng Tây. Là hai ngày trong năm là Xuân Phân (21-22/03) và Thu Phân ( 23-24/09). Đây là thời điểm điển hình khi Mặt Trời di chuyển đúng vị trí quỹ đạo của nó. Lúc này chúng ta sẽ thấy mặt trời xuất hiện ở phía đông và sau đó sẽ ngả dần về tây.
Còn vào thời điểm khác mặt trời di chuyển theo quỹ đạo khác nên có sự chênh lệch khá nhiều. Ví dụ như:
- Vào Hạ chí (21-22/06): Mặt trời mọc hơi xa về phía đông bắc và lặn xa về phía Tây.
- Vào Đông chí (21-22/12): Mặt trời mọc chính xác ở hướng Đông Nam và lặn ở Tây Nam.
Mặt trời mọc hướng nào?
Mặt trời mọc hướng nào cũng là một câu hỏi khá thú vị.
Những ngày hạ chí, mặt trời sẽ mọc chếch phía Đông Bắc như mọi lần và lặn lệch về hướng Tây Bắc. Tương tự như thế những ngày sau đó sẽ chếch hơn chút đến hướng Nam.
Đến mùa thu, mặt trời đương nhiên vẫn mọc hướng Đông và lặn ở phía Tây. Tuy nhiên, hành trình hơi lệch về hướng Nam vẫn tiếp diễn đến ngày đông chí. Lúc này, mặt trời vẫn mọc lệch về phía Nam một chút và lặn chếch hướng Tây Nam.
Khoảng mùa xuân tháng ba, nhằm khoảng ngày 21/3 mặt trời tiếp tục mọc hướng Đông và lặn hướng Tây.
Sau thời điểm xuân phân cứ mỗi ngày trôi đi mặt trời mọc chếch một chút về hướng Đông Bắc rồi lặn lệch về phía Tây Bắc.
Cách xác định phương hướng
Có bao nhiêu cách xác định phương hướng? Cùng theo dõi để vận dụng vào thực tế nhé.
Cách xác định phương hướng trực tiếp
Theo kinh nghiệm từ xưa đến nay, xác định phương hướng trực tiếp chính là cách dựa vào mặt trời mọc và lặn hướng nào để xác định phương hướng.
Mặt trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây. Từ hướng mọc – lặn của mặt trời xác định hai hướng chính từ đó suy ra các hướng còn lại.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, các xác định này chỉ mang tính tương đối. Phương hướng sẽ có sự chênh lệch đáng kể.
Cách xác định phương hướng theo hướng gió
Hướng gió cũng có thể giúp xác định phương hướng. Muốn biết gió thổi theo hướng nào chúng ta có thể nhìn hướng nghiêng các ngọn cây, ngọn cỏ, sóng trên mặt hồ hoặc thông qua nhưng vật mỏng như mảnh giấy, vải, cát,…
Ví dụ như Việt Nam nằm trong vùng “Châu Á gió mùa” với hai loại gió chính:
- Gió mùa Đông Bắc: Hoạt động kéo dài từ tháng 10 năm nầy cho đến tháng 4 năm sau, thổi từ Đông Bắc đến Tây Nam.
- Gió mùa Tây Nam: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, thổi từ Tây Nam đến Đông Bắc.
Cách xác định phương hướng theo phương pháp Owen Doff
Owen Doff hay còn gọi là phương pháp xác định hướng bằng “gậy và mặt trời”. Phương pháp này được phi công người Anh – Owen Doff tìm ra, xác định hướng thông qua cách xác định bóng của một chiếc gậy.
Phương pháp xác định hướng này đã được Owen Doff thực hiện hơn 1000 lần. Tất cả thử nghiệm đều đưa ra kết quả chính xác nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn lựa áp dụng.
Các xác định hướng bằng phương pháp Owen Doff khá đơn giản. Chỉ cần sử dụng 1 cây gậy cắm vuông góc với mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T. Đợi sau 15 phút, bóng gậy sẽ khác đi, đỉnh bóng gậy lúc này sẽ là Đ.
Nối hai điểm T và Đ lại với nhau ta sẽ có đường thẳng chỉ hướng Đông Tây. T tương ứng với hướng Tây và Đ tương ứng với hướng Đông.
Như vậy cách xác định hướng Nam – Bắc dễ dàng hơn.
Cách xác định phương hướng theo kinh nghiệm dân gian
Kinh nghiệm dân gian cũng có một số cách xác định phương hướng khá chính xác.
- Xác định hướng bằng kinh nghiệm quan sát thân cây:
- Khi quan sát thân cây, phía nào ẩm ướt, xù xì nhiều là hướng Bắc vì mặt trời không đi qua hướng này. Từ đó có thể suy ra các hướng khác.
- Với những thân cây bị cưa ngang, có thể đoán hướng nhờ vào vòng tuổi. Hướng nào có nhiều vòng tuổi ken hơn thì đó sẽ là hướng Bắc. Đây là kinh nghiệm được rất nhiều người đi rừng chọn lựa sử dụng để xác định chính xác phương hướng.
- Xác định theo hướng cửa nhà thờ: Thông thường những nhà thờ nằm độc lập thì cửa chính của nhà thờ sẽ quay về hướng Tây. Từ đó ta sẽ xác định được chính xác phương hướng còn lại.
- Với những ngôi nhà cổ hay công trình kiến trúc lâu, phần nào ngôi nhà có mầu sẫm, nhiều rêu và ẩm ướt hơn thì đó là hướng bắc.
Một số thông tin thú vị về mặt trời
Sau đây sẽ là một số thông tin thú vị về mặt trời.
Mặt trời lặn cuối cùng ở đâu?
Chúng mình vừa tìm được đáp án cho câu hỏi: “Mặt trời lặn hướng nào”. Vậy thì mặt trời cuối cùng nằm ở đâu?
Chắc hẳn nhiều người nghĩ khi mặt trời tại nơi họ sống lặn thì tại các nơi khác trên thế giới cũng thế. Nhưng sự thật thú vị lại ngược lại. Ở mỗi nơi khác nhau thì thời điểm mặt trời xuống núi cũng sẽ không giống nhau.
Theo nghiên cứu của các nhà thiên văn học, nơi có mặt trời lặn cuối cùng chính là thành phố Madrid của Tây Ban Nha. mặt trời nơi đây lặn lúc cuối cùng là vào khoảng 10 giờ tối. Múi giờ của đất nước này cũng sẽ chậm hơn một tiếng so với những nơi khác trên thế giới.
Thành phố Madrid là nơi có mặt trời lặn cuối cùng. Điều này cũng tạo nên những thay đổi thú vị về sinh hoạt của người dân bản địa tại đây. Người dân bắt buộc đi làm khi trời chưa kịp sáng thì mới đảm bảo công việc.
Vì mặt trời lặn cuối cùng nên thời điểm vàng của truyền hình tại địa điểm đặc biệt này sẽ bắt đầu sau 22 giờ 30 bắt đầu chiếu. Họ thường dùng bữa trưa lúc 2h chiều và bữa tối sẽ diễn ra khi mặt trời bắt đầu lặn. Tức là khoảng 8-9h tối.
Mặt trời mọc ở đâu đầu tiên?
Theo Hải quân Mỹ, đỉnh Kahuitara ở đảo Pitt là điểm có người sinh sống đầu tiên trên thế giới đón mặt trời vào ngày 1/1 hàng năm, vào lúc 4h50 theo giờ địa phương, trước đất liền New Zealand 45 phút.
Chatham là một quần đảo nằm cách đảo South của New Zealand khoảng 650 km về phía đông. Trong số 11 đảo của Chatham, chỉ hai đảo có người sinh sống là đảo Chatham và đảo Pitt.
Nơi đây nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên và hệ động thực vật độc đáo. Là điểm du lịch “hot” của các nhà quay phim, nhiếp ảnh gia và những người yêu thiên nhiên.
Du khách có thể đến đảo Chatham theo đường hàng không từ các sân bay lớn ở New Zealand. Tuy nhiên chỉ có thể sang đảo Pitt bằng tàu biển hoặc máy bay cỡ nhỏ.
Nằm ở cực Đông của Châu Á nên Nhật Bản cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên “Nhật Bản” là viết theo theo âm Hán. Hai chữ “Nhật Bản” có nghĩa là “Gốc của Mặt Trời” và như thế, được hiểu là “Đất nước Mặt Trời mọc”.
Hiện tượng Đêm vùng cực và Đêm trắng
Hiện tượng Đêm vùng cực là gì?
Ban đêm vùng cực hay đêm vùng cực là thời gian mà đêm kéo dài trên 24 giờ. Thông thường diễn ra bên trong các vòng cực trong mùa đông tại bán cầu đó.
“Đêm vùng cực đối lập với vị trí của Mặt Trời, không khu vực nào trên Mặt Trời có thể chiếu sáng đến vị trí này. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra trong vòng tròn cực” – Theo thông tin trích dẫn trên trang web TimeandDate.com.
Do có vị trí độc đáo ở vĩ độ 71,29 N, nằm cách 531 km về phía bắc của Vòng Bắc Cực, thị trấn Utqiaġvik, (cực Bắc Alaska) sẽ có 67 ngày chìm hoàn toàn trong bóng tối.
Khi Trái Đất bắt đầu nghiêng khuất với Mặt Trời, phần lớn khu vực phía trên Vòng Bắc cực sẽ bị bóng tối bao phủ. Đêm vùng cực có thể kéo dài đến 6 tháng. Lúc này bạn càng đi xa về phía Vòng Bắc Cực, bầu trời xung quanh sẽ càng tối.
Hiện tượng Đêm trắng là gì?
Đêm trắng hay còn gọi là hiện tượng bạch dạ, là những ngày tại một địa phương nào đó có khoảng thời gian ban đêm có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời.
Đêm trắng diễn ra nguyên nhân do trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4 độ so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. Độ nghiêng này khiến mùa hè ở một trong hai bán cầu Bắc hoặc Nam có thời gian ban ngày tăng dần lên theo sự tăng lên của vĩ độ.
Và khi tăng đến một giá trị nhất định của vĩ độ thì Mặt Trời sẽ không lặn trong một số ngày và gây ra hiện tượng đêm trắng.
Khi hiện tượng đêm trắng diễn ra, ban đêm chỉ diễn ra rất ngắn. Thường chỉ từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Còn khoảng thời gian còn lại bầu trời đêm vẫn hửng sáng, không gian chiều tà cứ lởn vởn cuối đường chân trời giống như hoàng hôn kéo dài suốt đêm.
Hiện tượng đêm trắng thường diễn ra ở Nga và một số nước châu Âu như Phần Lan, Canada, Iceland, Na Uy, Pháp, Anh,…
Càng về vùng cực, đêm càng dài
Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng, ở hai cực, sô” ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt sáu tháng
Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
Mặt trời có mọc chính xác ở hướng đông và lặn ở hướng tây không?
Vậy có phải tất cả các ngày trong năm Mặt Trời đều mọc ở đúng hướng Đông và lặn ở đúng hướng Tây không? Câu trả lời là không hoàn toàn như thế.
Như đã phân tích ở trên, Mặt Trời chỉ mọc chính xác ở hướng đông và lặn ở hướng tây vào 2 ngày trong năm là ngày xuân phân và ngày thu phân.
Đối với các ngày nằm giữa hai ngày này, Mặt Trời sẽ mọc trong khoảng Đông bắc. Đối với những ngày từ thu phân năm này đến xuân phân năm sau, Mặt Trời sẽ mọc trong khoảng Đông nam.
Nguyên nhân là do trục Trái Đất bị nghiêng 23,5 độ. Vì thế trong quá trình quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục, Trái Đất sẽ hướng về Mặt Trời theo những góc khác nhau. Sẽ có hai ngày có thời gian ngày và đêm bằng nhau đó là ngày xuân phân và thu phân.
Một số hình ảnh đẹp về hoàng hôn:
Xem thêm:
Chúng mình vừa cùng nhau tìm hiểu những hiện tượng thú vị về Mặt trời. Chắc hẳn bạn đã có đáp án chính xác nhất cho câu hỏi “Mặt trời lặn ở hướng nào” cũng như hiểu thêm những thông tin thú vị về Mặt trời rồi đúng không nào.
Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết. Thường xuyên ghé TH Huỳnh Ngọc Huệ để cập nhật thêm nhiều thông tin hot trend nữa nhé!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp