Tác giả: Meow – Ngày đăng: 06-05-2022
Sự phong phú về từ ngữ cũng như tương đồng về cách đọc trong tiếng Việt khiến nhiều người thường xuyên sai chính tả. TH Huỳnh Ngọc Huệ sẽ giúp các bạn giảm thiểu lỗi chính tả level max qua bài viết về cụm từ thường xuyên bị nhầm lẫn: Bổ sung hay bổ xung sau đây.
Bạn đang xem bài: Bổ Sung Hay Bổ Xung Mới đúng Chính Tả? Giáp đáp Chuẩn Nhất
Bổ sung hay bổ xung mới đúng chính tả?
Bổ sung là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, bổ sung có nghĩa là thêm vào một thứ gì đó đã có sẵn cho đầy đủ.
Một số trường hợp thường dùng bổ sung như: Bổ sung tài liệu, bổ sung kinh phí, bổ sung nhân sự,…
Bổ xung là gì?
Từ “Xung” nếu tách lẻ sẽ mang ý nghĩa khác hoàn toàn so với từ “Sung”.
“Xung” mang nghĩa là lan tỏa (VD như: Xung quanh” hoặc sử dụng với nghĩa là tương khắc, đối lập, không hợp nhau (Ví dụ như xung khắc, xung đột).
Từ “bổ xung” trong từ điển Tiếng Việt hoàn toàn không có ý nghĩa gì.
Bổ sung hay bổ xung?
Theo từ điển Tiếng Việt, từ “bổ xung” hoàn toàn không có ý nghĩa. Cũng không có bất cứ định nghĩa nào trong từ điển. Vì vậy, đáp án cho câu hỏi “Bổ sung hay bổ xung” sẽ là: Cách viết “Bổ sung” là đúng chính tả.
Một số lỗi chính tả thường gặp của s và x
S và x vẫn thường được đùa là “sờ nặng” và “xờ nhẹ”. Trên thực tế khá nhiều người không phân biệt được chính tả cả s và x. Việc sai chính tả giữa s với x nhiều khi dẫn đến việc sai hoàn toàn về nghĩa. Ví dụ như “sách” khác với “xách”; “sinh” khác với “xinh”.
Một số lỗi chính tả điển hình thường gặp của S và X: Chia sẻ thành chia xẻ. Sử dụng thành xử dụng. Xinh đẹp thành Sinh đẹp.
Một số trường hợp sử dụng S và X như sau:
- Sa: sa chân, sa ngã, đất sa bồi, sa đà, sa lầy, sa sút, chim sa, mỡ sa, cây sa kê, Sa Đéc, sa đọa, sa mạc, sa sả, sa thải, sa trường.
- Xa: xa quê hương, xa lộ, xa hoa, xa cách, xa giá, xa lạ, xa lánh, xa rời, xa tắp, xa vời vợi, xa xa, xa xăm, xa xỉ phẩm, xa xưa, xa lơ xa lắc, xa nhà
- Sách: Đọc sách, sách giáo khoa, sách nhiễu, sách lược.
- Xách: Túi xách, xách giỏ, nói xách mé.
Quy tắc viết đúng chính tả của s và x
Để hạn chế tối đa tình trạng sai chính tả của s và x. Bạn cần nắm được những quy tắc chính sau đây:
- S không đứng đầu các tiếng có âm đệm là: oa, oă, oe, uê, uâ. Ngoại trừ các trường hợp: Soát, soạt, soạng, soạn, suất. Ví dụ: Xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xoăn, xoe, xuân, …
- Trong cấu tạo từ láy:
- Láy âm: Cả s và x đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm đầu thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu s hoặc x. Ví dụ: sắc sảo, suy suyển, sờ soạng, sục sạo, sung sướng, sỗ sành, … xao xuyến, xôn xao, xì xào, xí xoá, xấp xỉ, xoèn xoẹt, …
- Láy vần: Tiếng có x thường láy với tiếng có l, trừ một số trường hợp: Đồ sộ, sáng láng. Do đó nếu gặp láy vần thì ta chọn tiếng chứa âm đầu x. Ví dụ: liểng xiểng, loăn xoăn, loà xoà, lộn xộn, lao xao, xoi mói, xích mích, xa lạ,…
- Một số từ ghép có một tiếng có âm đầu s và có một số tiếng có âm đầu x. Ví dụ: xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xổ số, soi xét,…
Cách giảm thiểu lỗi chính tả
Có thể nói, việc sai chính tả cũng là một cách gián tiếp phá hoại sự trong sáng của Tiếng Việt. Nó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống ngôn ngữ chính thống. Việc sử dụng từ ngữ sai chính tả có thể sẽ gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười. Để giảm thiểu lỗi chính tả, bạn hãy áp dụng một số cách sau đây nhé:
- Đọc nhiều sách báo và thường xuyên ghi chép lại những từ ngữ đúng chính tả mà mình thường sai để hình thành thói quen. Khi tiếp xúc nhiều, đọc nhiều cụm từ thì não bộ của bạn sẽ tự động ghi nhớ những từ bạn đã từng gặp. Từ đó cũng sẽ giúp bạn nhớ mặt chữ hơn và ít sai chính tả hơn.
- Sử dụng các công cụ kiểm tra chính tả: Nếu cảm giác thấy từ này có vẻ sai sai, hãy thử tra Google nhé. Google sẽ đưa ra một loạt kết quả liên quan. Đây cũng chính là một trong những công cụ kiểm tra chính tả tiện lợi nhất đó.
- Học hỏi từ những người xung quanh: Khi thắc mắc không rõ từ viết là đúng chính tả. Hãy thử nhờ đến sự trợ giúp của mọi người xung quanh nhé. Khi được người khác chỉ ra lỗi sai thì bạn sẽ ghi nhớ lâu hơn rất nhiều đó.
- Ghi nhớ những cụm từ khó: Có một số kiến thức buộc lòng phải học thuộc. Hãy ghi chép lại cẩn thận và cố gắng học thuộc lòng chúng.
Xem thêm:
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phân biệt được rõ ràng bổ sung hay bổ xung. Cũng như sử dụng đúng chính tả với sự phong phú và đa dạng của Tiếng Việt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy nhớ thường xuyên ghé thăm TH Huỳnh Ngọc Huệ nhé!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp